Hiện nay với sự phát triển của nha khoa thẩm mỹ, phương pháp bọc răng sứ với ưu điểm vượt trội ra đời. Bạn sẽ băn khoăn không biết giải pháp bọc răng sứ như thế nào? Và những điều gì cần lưu ý khi bọc răng sứ
Nội dung bài viết:
Quy trình bọc răng sứ
- Bước 1: Mài răng – tạo trụ
Tỉ lệ mài răng sẽ được chỉ định tùy thuộc vào tình trạng răng của từng người. Trước khi tiến hành, bác sĩ sẽ gây tê ở vùng răng cần mài để bệnh nhân không thấy đau, ê.
- Bước 2: Lấy dấu răng
Ở bước tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng của bạn, sau đó gửi về phòng Labo để các kỹ thuật viên chế tác răng sứ dựa trên mẫu răng của bạn.
- Bước 3: Đặt răng tạm thời
Một số trường hợp không thể lắp răng ngay thì trụ răng sẽ được chụp tạm thời bằng răng giả để bảo vệ răng thật khỏi các tác động bên ngoài.
- Bước 4: Lắp mão
Sau khi tạo trụ xong, bác sĩ sẽ chụp mão sứ vào, rồi kiểm tra lại xem màu sắc, độ bóng đã đồng bộ chưa? răng đã lắp đúng vị trí chưa? để điều chỉnh lại cho đúng.
- Bước 5: Hoàn thiện
Sau khi hoàn thiện, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng sau khi chụp sứ. Khi thuốc tê tan hết, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cắn nhẹ để xem bạn có cảm thấy đau đớn hay không để kịp thời khắc phục sự cố.
Ưu điểm của bọc răng sứ
Bọc răng sứ có 2 loại: chụp răng sứ và mặt dán sứ (veneer). Ưu điểm nói chung của các loại này là có tính thẩm mỹ cao với màu sắc tương tự như răng thật. Chụp răng sứ còn có ưu điểm không dẫn điện, dẫn nhiệt nên không ảnh hưởng đến tủy răng với những răng tủy còn sống. Tuy nhiên, loại chụp răng sứ cần mài đi lượng mô răng lớn. Mặt dán sứ khắc phục được việc mài quá nhiều mô răng, tuy nhiên, mặt dán sứ lại ko được dính chắc chắn như chụp sứ nên thường sử dụng cho các răng trước đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ.
Răng sứ có bao nhiêu loại?
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại răng sứ khác nhau khiến khách hàng cảm thấy hoang mang không biết lựa chọn dòng răng sứ nào. Thực chất, răng sứ chỉ có 2 loại là răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ.
Trong đó, răng sứ kim loại sẽ có tuổi thọ thấp hơn và chi phí sẽ rẻ hơn với dòng răng sứ toàn sứ. Răng sứ tiêu biểu của dòng răng sứ kim loại này là răng sứ Titan. Và nhược điểm của dòng sứ này là tính thẩm mỹ kém, hay bị thâm đen viền lợi.
Răng sứ toàn sứ khắc phục toàn bộ các nhược điểm của răng sứ kim loại. Tiêu biểu dòng răng toàn sứ: Ceramill, Nacera, Veneer… Nhược điểm duy nhất dòng răng toàn sứ là chi phí đắt hơn so với dòng răng kim loại.
Tuổi thọ của răng sứ như thế nào?
Tuổi thọ của răng sứ phụ thuộc vào dòng răng sứ cũng như chế độ chăm sóc răng của bạn. Nếu bạn chọn dòng răng sứ kim loại thì tuổi thọ chỉ được 10 năm nếu như bạn chăm sóc tốt bởi phần kim loại trong răng sẽ bị oxi hóa trong môi trường miệng và ảnh hưởng trực tiếp đến răng thật. Còn nếu bạn chọn răng sứ toàn sứ thì có thể duy trì từ 10 – 20 năm thậm chí là trọn đời nếu như bạn chăm sóc răng miệng đúng cách.
Những vấn đề thường gặp và biến chứng
Các biến chứng thường gặp khi chỉ định làm chụp răng sứ không được chính xác và kỹ thuật làm chụp không chính xác, xâm phạm đến khoảng sinh học của mô quanh răng.
Các vấn đề thường gặp sau khi làm chụp sứ: Dắt kẽ thức ăn do tiếp xúc với 2 răng bên cạnh không tốt; Viêm lợi; Tụt lợi, gây lộ đường viền phía dưới của chụp gây ra dắt thức ăn hay hiện tượng ê buốt (với các trường hợp tủy còn sống); Chết tủy răng do răng sống mài quá nhiều mô răng; Mòn răng đối diện do khớp cắn chỉnh không tốt; Gãy thân răng và chụp sau khi ăn nhai một thời gian..
Lời khuyên dành cho bạn
Kỹ thuật bọc răng sứ là kỹ thuật thực hiện với sự chuyên sâu và chi phí cao. Do đó, bạn cần phải lưu ý sau khi bọc răng sứ cả về chế độ ăn uống và chăm sóc răng sứ thật kỹ lưỡng mới có thể giữ gìn răng sứ khỏe mạnh, duy trì lâu dài trên cung hàm. Sau khi bọc răng sứ sẽ có rất nhiều điều bạn cần quan tâm liên quan tới việc duy trì, bảo quản răng có chất lượng tốt nhất. Do đó, nếu bạn thực hiện tốt những lưu ý sau khi bọc răng sứ sẽ đem lại những lợi ích không chỉ cho bản thân chiếc răng mới phục hình mà còn cho sức khỏe cơ thể bạn.
Răng sứ tuy có độ chịu lực lớn hơn, cứng hơn nhiều so với răng thật, tuy nhiên, về bản chất, răng sứ vẫn là răng giả, là một khối tách biệt với cơ thể, không được neo giữ bởi dây chằng nha chu. Trong khi răng thật lại được tủy nuôi sống mỗi ngày – cảm giác làm nên những đặc trưng sinh lý mà 1 răng giả bằng sứ không thể có được. Vì vậy, sau khi bọc răng sứ xong, nếu không biết cách bảo quản và vệ sinh răng tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập kẽ răng, cổ răng. Đó là lý do tại sao cần lưu ý sau khi bọc răng sứ phải có cách chăm sóc và bảo quản răng nhiều hơn.
Không nên ăn những đồ ăn cứng, quá nóng hoặc quá lạnh vì khi cắn cần phải sử dụng lực cắn mạnh có thể làm cho răng sứ bị bể vỡ. Nên ăn những thực phẩm mềm, rau củ quả để làm giàu thêm vitamin. Ngoài ra, một số loại trái cây có chứa axit malic như dâu tây, táo… có tác dụng làm sạch răng rất hiệu quả. Lưu ý sau khi bọc răng sứ là lựa chọn những thực phẩm ít có thành phần tạo màu, ít axit gây hại cho răng; Nên lựa chọn loại bàn chải đánh răng lông mềm, chải nhẹ nhàng theo chiều dọc, xoay mà không chải theo chiều ngang…
Việc thăm khám định kỳ 3 – 6 tháng/lần để được các nha sĩ kiểm tra lại độ sát khít của viền nướu, độ hồng hào của nướu là vô cùng cần thiết. Lưu ý: sau khi bọc răng sứ, nếu bạn gặp phải bất cứ triệu chứng nào lạ như đau nhức răng, gặp khó khăn trong ăn nhai, cần tới ngay bác sĩ nha khoa để được kiểm tra và có biện pháp khắc phục sớm.
Xem thêm: