band niềng răng là gì? Gắn band răng là gì? Chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn cùng với vài tình huống mà nhiều bạn mắc phải khi gắn band răng.
Gắn band răng là gì?
Band, hay còn gọi là khâu, gắn ở những răng trong như răng cối lớn, có móc để gắn thun và ống để chứa dây. Gắn Band trong chỉnh nha có ưu điểm làchắc chắn, không bị bong, sử dụng lực kéo mạnh hơn, do đó có thể rút ngắn quá trình điều trị tuy nhiên sẽ khó chịu khi phải đặt chun tách kẽ….
Hình ảnh về gắn band răng
Những hình ảnh về gắn band răng được chúng tôi tổng hợp từ nhiều group chỉnh khoa trên facebook
Một số câu hỏi thường gặp về gắn band răng
Gắn band răng trong bao lâu thì thấy sự thay đổi?
Niềng răng là cả một quá trình. Muốn nhanh thì phải… từ từ. Dục tốc bất đạt. Muốn thấy được sự thay đổi của răng cần mất ít nhất từ 2 tháng trở lên. Bạn không phải quá lo lắng đến mức ngày nào cũng soi, sẽ không nhận ra được sự thay đổi nào cả mà còn rước thêm stress vào người. Tuy vào từng người mà thời gian này có thể dài ngắn khác nhau. Có người mất tới vài năm mới có được hàm răng như ý muốn.
Bác sĩ gắn mắc cài nhưng không gắn band răng có ổn không?
Tùy các bác sĩ khác nhau sẽ có phương pháp riêng của từng người. Do đó việc chọn lựa nha sĩ để gửi gắm một trong những “cái góc của con người” là rất quan trọng. Bạn nên chọn lựa những bác sĩ có bằng cấp đầy đủ, có uy tín. Nhà răng khang trang, nhiều trang thiết bị hiện đại sạch sẽ là ổn.
Răng bị xô lệch sau khi gắn band răng
Nếu bạn gặp tình trạng xô lệch hàm sau khi gắn band, bạn nên báo với bác sĩ chỉnh nha càng sớm càng tốt. Có thể bạn sẽ phải đặt lại band răng nếu các bác sĩ thấy cần thiết.
Nhiều trường hợp có sự xô lệch hàm nhưng không nhiều, về sau sẽ được các bác sĩ chỉnh lại đều như bắp.
Những quá trình cơ bản trong niềng răng:
1. Đặt thun tách kẽ
– Đặt thun tách kẽ thường là bước ban đầu của quá trình niềng răng.
– Thường được đặt ở giữa các kẽ răng 6, răng 7 để tạo khooảng hở, nhét khâu vào.
– Đối với phương pháp mới, nếu có cắm minivis thì sẽ k gắn khâu --> k tách kẽ nhé mn.
– Tách kẽ thông thường sẽ làm cho răng nhúc nhích nên sẽ có cảm giác đau nhẹ hoặc tức răng. Các b k phải lo lắng gì cả vì đây là khâu nhẹ nhàng nhất trong quá trình niềng răng.
– Lưu ý: Đặt thun tách kẽ thường kéo dài từ 4 đến 10 ngày. Trong khoảng thời gian này, nếu vô tình hay cố ý, thun bị rớt ra ngoài, các b nên tới gặp bs ngay để bs đặt cái khác. Nếu k, sẽ làm kéo dài thêm thời gian niềng.
2. Gắn khâu (band)
– Sau khi đặt thun tách kẽ, bạn sẽ được gắn khâu.
– Khâu là 1 vòng kim loại như chiếc nhẫn, được vòng xung quanh răng đã được tách kẽ.
– Mục đích của khâu là làm trụ để kéo răng khác và giữ chắc dây cung vì khâu sẽ giữ chắc răng, k cho răng nhúc nhích
– Khâu sẽ có các ống và cái móc (tên gọi là hook thì phải, m k rành nữa), vì vậy, sẽ cạ vào má và lưỡi gây khó chịu.
– Kinh nghiệm của m, để khắc phục tốt nhất thì nên:
+ Khi vừa gắn khâu, nên dùng sáp nha khoa đắp vào cái chốt ấy, tránh trường hợp để bị đau, bị trầy tróc má rồi mới gắn, vết thương sẽ lâu bớt và thường bị lại do đã có “dấu vết”. Vài ngày hay 1 tuần, má quen rồi thì bỏ sáp ra sẽ k sao nữa.
+ Đối với cái móc phí bên trong lưỡi, các b nên hỏi bs. Nếu k dùng tới, bs sẽ mài bỏ nó, hoặc trám composite cho nó trơn tru, dễ chịu; k thì các b cũng dùng sáp nhé! Cẩn thận kẻo khi ăn uống sẽ nuốt hết. M nuốt cũng nhiều, có hỏi bs nhưng bs nói là k sao.
3. Gắn mắc cài
– Bs sẽ gắn mắc cài vô giữa bề mặt răng theo số đo có trước bằng cây thước đo.
– Vị trí mắc cài tùy theo ý định của Bs mà sẽ gắn như bình thường hoặc lên cao hoặc xuống thấp để làm lún hoặc trồi răng.
4. Phân loại mắc cài
– Mắc cài kim loại: gồm kim loại cổ điển dùng thun buộc hay kẽm buộc và kim loại tự đóng. Nếu xài mắc cài kim loại cổ điển mà buộc kẽm thì công dụng cũng như mắc cài tự đóng nha các bạn.
– Mắc cài sứ: đẹp nhưng thời gian lâu hơn vs dễ bể
– Mắc cài pha lê trong suốt có rãnh kim loại: đẹp và nhanh như mắc cài kim loại
, k bị bể.
5. Tạo khoảng trống để di chuyển răng (nong hàm, mài kẽ, nhổ răng)
– Bs cần tạo ra khoảng trống để làm đều răng và kéo răng vô trong, có 3 cách tạo khoảng trống:
+ Nong rộng hàm:
* Nếu bạn 11-15 tuổi thì Bs sẽ nong rộng hàm bằng các loại khí cụ như là Quad Helix, Transport hay hàm nhựa có ốc nong rộng. Bs sẽ nong rộng hàm được rất nhiều, nên k cần nhổ răng.
* Nếu bạn trên 18 tuổi rùi thì Bs chỉ nong rộng được cái cung răng thui chứ k nong hàm được với điều kiện xương bao quanh răng của bạn phải rất dầy để răng hàm chạy ra 2 bên được. Kiểu nong này chỉ được ít khoảng hở từ 4-5mm 1 hàm thui à.
+ Mài kẽ răng: sẽ có được 5-6mm 1 hàm nha mn.
+ Nhổ răng số 4 hoặc số 5: mỗi răng sẽ có được 5-7mm, 2 răng trên 1 hàm sẽ có được 10-14mm.
– Bs xem phim X Quang vs khám cho b thì Bs sẽ có kế hoạch cần khoảng trống bao nhiêu mm để sắp đều răng vs làm hết hô móm rồi Bs sẽ chọn cách để kiếm đủ khoảng trống.
6. Nhổ răng khôn.
7. Minivis trong chỉnh nha
– Khi niềng răng, nếu dùng răng trong kéo răng ngoài thì khi răng phía ngoài đi vào thì răng phía trong cũng chạy ra phía trước, sẽ làm mất đi bớt khoảng trống mà Bs tạo ra.
– Có nhiều cách trước đây để Bs hạn chế răng trong chạy ra ngoài như là làm cho 2 răng 6 dính nhau bằng 1 cái dây thép chạy ngang qua vòm họng, bẻ uốn dây cung, dùng răng dưới kéo răng trên bằng thun liên hàm, …., nhưng mấy cách này làm cho mình thấy khó chịu hơn do cộm môi má hay nói ngọng
– Sau này người ta làm ra cái minivis cắm vô xương để kéo răng phía trước vô trong mà k lo răng phía trong chạy ra ngoài, để xài được tối đa khoảng trống mà Bs tạo ra, làm giảm hô hay dàn đều răng được tối đa. Nó giống như cái Implant mini vậy.
– Minivis có thể bị lung lay do nhiễm trùng hay lực kéo răng chạy cũng làm minivis chạy. Lúc đó Bs sẽ tháo ra và cắm lại thui.
– Minivis thường làm khó chịu do cạ vô má hay môi, m.n ịn sáp vô là hết nha.
– Chi phí minivis thì tùy từng nha khoa à: miễn phí, 500k, 1tr, 1,5tr hay thậm chí là 2tr, 2,5tr
8. Hàm duy trì sau chỉnh nha