Đái tháo đường typ 2: Nguyên nhân, cơ chế gây bệnh, dấu hiệu cảnh báo, các yếu tố nguy cơ

Bài viết sẽ cho các bạn một cái nhìn tổng quan nhất về đái tháo đường typ 2.

Đái tháo đường typ 2
Đái tháo đường typ 2

1, Đái tháo đường typ 2 là gì?

Khi bạn mắc đái tháo đường typ 2, có thể bạn sẽ gặp khó khăn trong quá trình biến đổi cacbonhydrat thành năng lượng trong cơ thể. Điều này về lâu dài sẽ làm tích tụ đường trong máu và làm lượng đường máu tăng lên. Theo thời gian, các cơ quan khác sẽ bị tổn thương: tim mạch, thần kinh, mắt,… Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi với các triệu chứng ban đầu là nhẹ. Khoảng 1 phần 3 bệnh nhân mắc đái tháo đường typ 2 không biết mình mắc căn bệnh này.

2, Cơ chế gây bệnh đái tháo đường typ 2

Trong cơ thể người tồn tại một hormon có tên là Insulin. Insulin là một phức hợp hormon được tổng hợp từ tế bào be-ta của tuyến tụy. Insulin được dự trữ trong các hạt ở tuyến tụy dưới dạng tiền chất chưa có hoạt tính là proinsulin. Đây là hormon duy nhất trong cơ thể có khả năng hạ đường huyết. Lượng glucose máu là yếu tố chính kiểm soát sự bài tiết insulin.

Trên bề mặt các tế bào của các mô nhạy cảm với insulin có hiện diện các “thụ thể”, là phần để insulin gắn vào. Đái tháo đường typ 2 xảy ra có liên quan tới việc kết hợp này. Trong đái tháo đường typ 2, các mô nhạy cảm này sẽ trở nên kém nhạy cảm với insulin khiến cho insulin không thể gắn vào thụ thể trên tế bào, làm cho lượng đường máu tăng cao (Lượng insulin bài tiết ra từ tuyến tụy vẫn hoàn toàn bình thường – trái với typ 1 nên đái tháo đường typ 2 còn gọi là đái tháo đường không phụ thuộc insulin).

Như vậy đái tháo đường typ 2 xảy ra do sự kém nhạy cảm của các mô có mang thụ thể gắn insulin với insulin. Phát hiện này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc chẩn đoán xác định và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân.

3, Triệu chứng của đái tháo đường typ 2

Đái tháo đường typ 2 thường có rất ít biểu hiện ra bên ngoài. Khi những triệu chứng đầu tiên xuất hiện, thường bệnh nhân sẽ cảm thấy rất khát nước. Số khác có thể thấy miệng khô, ăn nhiều hơn, đi tiểu nhiều lần và có sự tăng giảm cân bất bình thường.

Triệu chứng trễ hơn đó là bệnh nhân cảm thấy đau đầu, mờ mắt và mệt mỏi.

Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân không hề cảm thấy bất cứ triệu chứng nào nhưng đột ngột có các triệu chứng nghiêm trọng sau xuất hiện:

  • Vết cắt và vết loét chậm lành
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm nấm
  • Da ngứa, đặc biệt ở háng.

4, Đối tượng dễ mắc đái tháo đường typ 2

Một số thói quen sinh hoạt và đời sống của bạn có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường typ 2 đó là:

  • Thừa cân, đặc biệt ở vùng eo, béo bụng. Điều này đăc biệt nghiêm trọng do nó có liên quan tới việc giảm mức độ nhạy cảm của tế bào với insulin, cơ chế gây bệnh trực tiếp của đái tháo đường typ 2.
  • Hút thuốc lá
  • Ăn nhiều thịt đỏ, thịt chế biến, các sản phẩm sữa chứa hàm lượng chất béo cao và đồ ngọt
  • Mức cholesterol và triglyceride không lành mạnh
  • Chủng tộc, sắc tộc, quốc gia:  người gốc Tây Ban Nha, người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản địa, và người châu Á có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn các nước khác.
  • Gia đình có tiền sử bệnh tiểu đường: Có cha mẹ hoặc anh chị em ruột với bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường typ 2 của bạn.
  • Tuổi: Từ 45 tuổi trở lên sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường typ 2.

Càng mắc nhiều các yếu tố nguy cơ trên thì bạn sẽ càng tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

Đối với phụ nữ thì còn có thêm đái tháo đường khi mang thai, hội chứng buồng trứng đa nang… cũng là những đối tượng dễ mắc bệnh.

Sponsored Links:

Trả lời

'
'