Các món ăn ngày Tết miền Nam đặc sắc và đậm hương vị cổ truyền

Món ăn miền Nam nổi tiếng là đặc sắc, và nhất là món ăn Tết thì lại càng đậm hương vị. Vậy, người miền Nam ăn tết với những món nào, giống và khác gì với miền Bắc và Trung, cùng Isuckhoe khám phá nhé!

1. Bánh Tét

Nếu như với người miền Bắc, bánh chưng là món ăn không thể thiếu được trong ngày Tết thì với người miền Nam, bánh tét cũng có vai trò tương tự như vậy.

Bánh tét không chỉ có nhân thịt heo đậu xanh mà còn biến tấu thành nhiều kiểu như bánh tét chay (chỉ có đậu đen, dừa nạo trộn với nếp); bánh tét ngọt (nhân đậu xanh hay nhân chuối); bánh tét nhân thập cẩm (tôm khô, trứng muối, lạp xưởng, nấm đông cô…), đặc biệt là bánh tét lá cẩm, lá gấc, bánh tét ngũ sắc.

2. Thịt kho tàu

Ngoài ra, Tết ở miền Nam không thể thiếu nồi thịt kho tàu. Thịt phải là miếng ba rọi ăn mới không khô, kho với trứng vịt và nước dừa xiêm, miếng thịt mềm rục mà không nát, ăn kèm với dưa giá cải chua.

3. Canh khổ qua

 

Theo quan niệm của người miền Nam thì canh khổ qua là món ăn để mong ước sẽ qua đi sự cơ cực, xui rủi không may mắn và bắt đầu một năm mới tươi sáng. Món canh tuy hơi đắng nhưng lại là món ăn có tác dụng tốt cho cơ thể. Canh khổ qua được nấu từ những trái khổ qua tươi, cạo bỏ ruột rồi nhồi thịt băm nhỏ vào bên trong, rồi dùng nước hầm xương để nấu canh khổ qua. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị đắng của khổ qua hòa lẫn với vị ngọt của thịt, nước cạnh hơi đắng nhưng lại là món ăn giúp bạn giải ngán khi ăn các món ăn nhiều đạm trong ngày tế

4. Bánh tráng cuốn

Trong mâm cỗ ngày tết còn một món ăn quen thuộc nữa là món bánh tráng cuốn. Những miếng bánh tráng trắng phau được làm từ gạo ngon đem ngâm rồi xay thành bột sau đó được tráng thành từng miếng dùng để cuốn với thức ăn. Bánh tráng được cuốn cùng thịt, cá nướng, tôm, lạc xưởng và các loại rau với món ăn này bạn sẽ ăn được nhiều mà không cảm thấy bị ngán.

5. Củ kiệu muối chua

Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến món tôm khô ăn với củ kiệu ngâm chua. Miền Nam món ăn này thường có vị chua và ngọt nhiều hơn cũng như được muối kèm cùng nhiều loại nguyên liệu khác như cà rốt và su hào giúp dưa món đa dạng hơn. Dưa kiệu muối với đường nhanh lên men và có độ giòn dai rất hấp dẫn. Cách muối vô cùng đơn giản và chỉ sau 2 đến 3 ngày là có thể thưởng thức được ngay. Dưa kiệu muối giúp cho ngày tết thêm ngon miệng và bớt ngán hơn rất nhiều. Món này có thể ăn kèm với rất nhiều món ăn khác trong ngày tết vô cùng thú vị.

6. Bánh Gai

Có lẽ người ta đã quá quen thuộc với món ăn này và đây được xem như là món ăn biểu tượng của đất nước ta. Nhắc đến món ăn ngày tết miền Nam thì không thể thiếu bánh gai. Người ta thường đặt ở các tiệm chuyên làm bánh 5 chục, một trăm hoặc thậm chí nhiều hơn những cặp bánh gai để về ăn tế.

Bánh gai miền nam có hai vị nhân ngọt là vị nhân đậu xanh và nhân dừa đường tùy theo sở thích của từng người. Nếp được trộn với lá gai cho màu đen nhánh vô cùng hấp dẫn. Cắn một miếng bánh mềm và dẻo thơm phức trong miệng mới thấy hết cái tinh túy và thú vị của ẩm thực tết người Việt Nam.

Ngày nay, do sự giao thoa về văn hóa, mâm cỗ Tết mỗi miền có thể thêm sự góp mặt của món ăn miền khác, tùy theo sở thích của gia đình. Vì vậy, món ăn ngày Tết ngày càng trở nên phong phú, đa dạng và ngon miệng hơn

Tags:

Sponsored Links:

'
'