Với người Việt, đặc biệt là đàn ông thì uống bia rượu không chỉ là lai rai sau giờ làm, tiệc tùng, cưới hỏi, lễ Tết… mà nhiều khi bắt buộc do những mối quan hệ đối tác, khách hàng. Nên nhiều lúc dù muốn hay không vẫn phải uống .Vậy, cách uống rượu không say và ít hại sức khỏe nhất là gì? Bỏ túi ngay 7 nguyên tắc dưới đây:
Nội dung bài viết:
Cách uống rượu bia ít hại sức khỏe nhất- mẹo hay ngày Tết
1. Liều lượng:
Bia, rượu vang, rượu mạnh là đồ uống có cồn ở các nồng độ khác nhau: Lượng cồn tiêu thụ được tính toán dựa trên nồng độ cồn của đồ uống và thể tích đồ uống. Cụ thể theo công thức tính sau:
Dung tích (ml) x nồng độ (%) x 0,79 (hệ số quy đổi).
Một đơn vị rượu là 10 g cồn tương đương ¾ lon bia 330 ml; 135 ml rượu vang; 30 ml rượu whisky. Nếu uống cần hạn chế: đối với nam: ≤ 02 đơn vị cồn/ngày; nữ: ≤ 01 đơn vị cồn/ngày.
2. Uống tốc độ uống
Từ từ, chậm rãi nhằm giảm kích ứng niêm mạc miêng và dạ dày đồng thời giúp gan có thời gian để kịp oxy hóa rượu giảm nguy cơ say và ngộ độc rượu
3. Trước khi uống rượu nên uống nước lọc
Hoặc nước quả hoặc nước súp/súp hoặc nước canh và đồ ăn đặc biệt là rau xanh nhằm pha loãng nồng độ cồn của rượu, giảm kích ứng dạ dày. Nên ăn đồ ăn có nhiều protein khi uống rượu để làm chậm quá trình hấp thu rượu vào máu.
4. Không nên uống rượu lúc đói:
Uống rượu khi đói làm lượng cồn phối hợp với dịch vị tăng khả năng kích ứng dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày và chảy máu dạ dày
5. Không nên uống rượu với đồ uống có ga
(nước giải khát có ga, bia): lượng ga tăng khả năng hấp thu rượu vào trong máu.
6. Không nên sử dụng rượu với aspirin:
Aspirin là một loại thuốc giảm đau, chống viêm. Khi uống rượu có thể gây đau đầu, nên một số “cao thủ rượu” đã uống aspirin trước khi uống rượu để tăng “tửu lượng”. Đây là điều hết sức nguy hiểm vì aspirin có thể gây chảy máu dạ dày khi đói và tăng hấp thu rượu vào trong máu dẫn đến nồng độ cồn trong máu tăng nhanh. Do đó những người đang có chỉ định dùng aspirin (trong những trường đau đầu, đau răng, đau khớp, có nguy cơ đột quị…) thì nên tránh uống rượu. Chưa có nghiên cứu về thời gian uống rượu thích hợp sau khi dùng aspirin, tuy nhiên lời khuyên cho khoảng thời gian uống rượu, bia và dùng aspirin là 1 ngày: nếu sử dụng cả aspirin và uống rượu trong 1 ngày thì nên cách xa bằng cách uống aspirin vào buổi sáng và uống rượu vào tối hoặc ngược lại.
7. Không nên uống rượu với caffeine.
Rượu là một chất ức chế/trầm cảm làm chậm hoạt động của não và làm suy yếu khả năng đi lại, giao tiếp và suy nghĩ. Caffeine là chất kích thích làm tăng huyết áp, nhịp tim và trong một số trường hợp, gây nhịp tim đập nhanh và nhịp tim không đều. Caffeine cũng dẫn đến nhức đầu, bồn chồn, kích động, các vấn đề về dạ dày và hơi thở bất thường. Nếu sử dụng caffeine để “tỉnh táo” khi uống rượu là một sai lầm nguy hiểm. Uống đồng thời rượu và caffeine không có sự trung hòa giữa chất ức chế và chất kích thích, ngược lại nó làm tăng nguy cơ tử vong do mắc hội chứng sốc độc tố (Oxic Jock Syndrome).
Làm gì để nhanh tỉnh khi uống rươu bia?
Tết nguyên đán sắp đến,cCùng chung vui đây nhưng đừng vui quá các bạn nhé, đừng để tình cảnh “vui không biết đường về”. Vậy bí quyết nào để giúp các bạn thoát khỏi vấn đề trên cũng như nhanh tỉnh bia rượu từ trái cây.
Các loại hoa quả như cam, quýt, chanh, cà chua, chuối được khuyến cáo sử dụng vì hàm lượng potassium (kali) nhiều giúp bù đắp và cân bằng điện giải cho cơ thể, các chất chống oxy hoá (antioxidant) và vitaminc C dồi dào, giúp bạn hồi phục lại sức khoẻ nhanh hơn, tăng cường chức năng gan, cũng như bù đắp các vitamin đã mất trong quá trình chuyển hoá của cồn. Các bạn cố gắng chế biến fruit juices không đường để kết quả tốt hơn nhé. Củ đậu được chứng minh là có tác dụng giải rượu cấp tính theo y học cổ truyền. Tuy nhiên, có chút lưu ý là các bạn nên sử dụng các loại quả này sau khi ăn để tránh gây ảnh hưởng đến dạ dày, gây kích ứng niêm mạc dạ dày có thể gây nôn mửa, buồn nôn nhé!