Hậu quả khó lường khi uống thuốc cảm cúm? Có rất nhiều loại thuốc cảm cúm và cảm lạnh không kê đơn (OTC) trên thị trường. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại thuốc nào là phù hợp và uống sao cho hiệu quả là điều không đơn giản.
Là chuyện tưởng nhỏ nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, cùng isuckhoe tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết:
Cảm cúm là bệnh gì?
Cảm cúm là một căn bệnh truyền nhiễm phổ biến liên quan đến đường hô hấp, thường phát sinh từ tình trạng mũi, họng hay thậm chí là phổi bị nhiễm trùng do virus. Bệnh có thể tương đối nhẹ ở đa số trường hợp. Tuy nhiên, đôi khi bạn vẫn có nguy cơ tử vong vì mắc cảm cúm.
Khi virus xâm nhập vào cơ thể, chúng có khả năng gây ra bệnh cảm cúm với những triệu chứng như:
- Sốt: Hầu hết những người bị cúm đều bị sốt. Cơn sốt có thể dao động từ 37,8 độ C đến 40 độ C. Trẻ em luôn bị sốt cao hơn người lớn. Hầu hết các cơn sốt đều kéo dài dưới 1 tuần, thường là khoảng từ 3-4 ngày.
- Viêm họng: Vi khuẩn cúm cũng có thể gây ra tình trạng viêm họng.
- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi: Đây là triệu chứng cảm cúm phổ biến nhất, hầu hết mọi người đều phải “làm bạn” với khăn giấy khi bị cảm cúm.
- Ớn lạnh: Kèm theo cơn sốt, bệnh nhân bị cúm còn có thể cảm thấy ớn lạnh, đổ mồ hôi hoặc cảm thấy lạnh mặc dù nhiệt độ cơ thể cao.
- Ho: Ho khan là dấu hiệu cảm cúm thường gặp. Tình trạng có thể trở nên tồi tệ hơn, khó chịu và đau đớn hơn, bạn cũng có thể cảm thấy khó thở hoặc đau tức ngực. Những cơn ho có thể kéo dài trong khoảng 2 tuần.
- Đau cơ: Phổ biến nhất là những cơn đau ở cổ, lưng, cánh tay và chân của bạn. Những cơn đau này có thể khiến cho việc di chuyển của bạn trở nên khó khăn hơn ngay cả khi thực hiện những hoạt động cơ bản.
- Đau đầu: Triệu chứng đầu tiên khi bạn bị cúm có thể là sự xuất hiện của một cơn đau đầu dữ dội. Một số triệu chứng khác đi kèm với đau đầu sẽ là lóa mắt, nhạy cảm với ánh sáng.
- Mệt mỏi hay thậm chí là suy nhược cơ thể: Đây là một triệu chứng không rõ ràng của bệnh cúm. Tuy nhiên, cảm giác mệt mỏi là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác nhau.
- Nôn mửa và tiêu chảy cấp: Tuy nhiên, tiêu chảy cấp chủ yếu chỉ phát sinh ở trẻ em.
Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị bệnh cảm cúm
Nhóm thuốc giảm sốt, đau họng, nhức đầu
Một trong nhiều triệu chứng của người mắc cảm cúm là sốt, đau họng và nhức đầu. Nên để giảm các triệu chứng này thì có thể dùng thuốc Paracetamol còn gọi là Acetaminophen. Thuốc này khá an toàn, giúp hạ sốt, giảm đau hiệu quả ở mức độ vừa và nhẹ, không cần kê đơn, chỉ cần hướng dẫn liều dùng là người bệnh có thể sử dụng Paracetamol đúng liều và có khoảng cách giữa các lần hợp lý.
Với trường hợp dùng Paracetamol điều trị bệnh cảm cúm quá liều không làm tăng hiệu quả mà gây tác dụng phụ, đặc biệt là tổn thương gan.
Nhóm thuốc giảm triệu chứng ngạt mũi
Bị cảm cúm thường đi kèm theo triệu chứng ngạt mũi, khó thở. Do đó, các loại thuốc nhỏ mũi như xylometazolin, Naphazolin… sẽ được bác sĩ khuyên dùng. Khi sử dụng, thuốc làm co động mạch nhỏ, tĩnh mạch hang và mao mạch; đẩy máu đi nơi khác, làm thông thoáng hốc mũi. Từ đó giảm tình trạng nghẹt mũi kéo dài, bệnh nhân dễ thở hơn.
Những loại thuốc nhỏ này được khuyến khích dùng trong 3 – 5 ngày khi bị cảm cúm. Sử dụng kéo dài có thể gây tác dụng phụ như: đau đầu, viêm mũi, phù nề, khả năng ngửi kém,…
Nhóm thuốc giảm ho
Người bệnh cảm cúm nếu ho ít, ho nhẹ thì thông thường sẽ không cần thiết phải dùng thuốc giảm ho. Bởi ho là phản ứng của cơ thể loại bỏ dị vật đường thở ra ngoài. Chỉ khi mức độ ho nhiều, ho thường xuyên; gây đau rát cổ họng; khó chịu, mệt mỏi thì thuốc giảm ho sẽ được chỉ định.
- Với trường hợp ho khan kèm theo sổ mũi, ngạt mũi. Có thể dùng thuốc chứa Decolgen, Atussin, Rhumenol…
- Ho có đờm nên sử dụng các thuốc chứa Ambroxol, Bromhexin, Acetylcystein,… giúp làm long đờm, tiêu đờm, giảm ho dễ dàng và bớt khó chịu hơn.
Ngoài ra, việc nhỏ mũi, súc họng bằng nước muối sinh lí hàng ngày. Uống nước chanh nóng – mật ong hoặc gừng cũng giúp làm ấm cơ thể, dịu họng và giảm ho hiệu quả.
Triệu chứng khi uống thuốc cảm cúm quá liều
Phụ thuộc vào tình trạng và cơ địa của người bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc với liều lượng phù hợp. Bởi thuốc điều trị cảm cúm được chia thành nhiều loại với nhiều thành phần khác nhau. Vì thế, nếu uống vượt quá mức chỉ định, bệnh nhân sẽ gặp phải một số hiện tượng như sau:
- Da đỏ hoặc khô miệng, đau bụng, buồn nôn, ù tai… khi uống thuốc quá liều nhẹ.
- Khi uống thuốc quá liều nghiêm trọng. Bạn sẽ cảm thấy nhịp tim nhanh, nôn hoặc nôn lẫn máu; đồng tử mở to, khó tiểu tiện hoặc đại tiện, tăng động, động kinh, chóng mặt, khó thở….
Khi người bệnh xuất hiện những triệu chứng trên. Cần đưa tới các cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời. Đồng thời kể rõ các loại thuốc người bệnh sử dụng trước khi xuất hiện các hiện tượng trên.
Lưu ý khi sử dụng thuốc cảm cúm
- Không dùng thuốc quá liều: Những loại thuốc cảm cúm có chứa thành phần histamin là nguyên nhân khiến người bệnh luôn trong trạng thái buồn ngủ hay ngủ mơ màng khi quá lạm dụng nó.
- Không dùng thuốc kháng sinh: Không dùng thuốc kháng sinh khi bị cảm cúm vì kháng sinh không có khả năng “tiêu diệt” những loại vi rút gây bệnh. Kháng sinh chỉ đem lại hiệu quả khi cơ thể bị mắc một chứng viêm nhiễm nào đó mà “thủ phạm” là do vi khuẩn gây ra. Theo các chuyên gia y tế, việc sử dụng thuốc kháng sinh không đúng bệnh, có thể sẽ tạo ra viêm nhiễm mới trong cơ thể mà rất khó có thể điều trị.
- Phải kiểm tra thành phần trong mỗi loại thuốc: Việc kiểm tra thành phần trong mỗi loại thuốc sẽ giúp người bệnh sử dụng đúng liều lượng. Bởi có rất nhiều loại thuốc có chứa acetaminophen, nếu dùng cùng một lúc sẽ gây hại đối với gan.
Đọc thêm:
Cần làm gì khi thấy có người bị đột quỵ? Cách xử trí
Vì sao mắt bị mờ? Mắt bị mờ là biểu hiện của bệnh gì?