Phân biệt cúm A và cúm B

Đây là bài viết 281 / 304 trong series Lời khuyên sức khỏe

Không giống như virus cúm A, cúm loại B chỉ được tìm thấy ở người. Đối với cúm B triệu chứng có thể ít nghiêm trọng hơn virus cúm A, nhưng đôi khi vẫn cực kỳ có hại.

Cùng isuckhoe tìm hiểu chi tiết về 2 loại cúm này nhé!

Phân biệt cúm A và cúm B
Phân biệt cúm A và cúm B

Cúm A là gì?

Cúm A còn được gọi là cúm gia cầm, cúm mùa hay cúm H1N1, là một loại bệnh có khả năng lây từ gia cầm sang người. Virus gây cúm A là loại virus có mức độ nguy hiểm cao nhất trong các loại cúm. Bệnh cúm A không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.

Loại cúm này đã gây ra đợt dịch cúm toàn cầu lịch sử khiến nhiều người thiệt mạng vào năm 2009. Cho đến thời điểm hiện tại, cúm A vẫn thường bùng phát hàng năm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tất cả mọi người đặc biệt là trẻ em.

Cúm B là gì?

Cúm B là một trong hai loại cúm mùa thường gặp ở nước ta hiện nay. Đây là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Influenza. Theo thống kê, có khoảng 25% số ca mắc cúm B hàng năm.

Khác với cúm A, virus cúm B chỉ có một chủng duy nhất và được phân loại thành hai dòng phổ biến bao gồm Victoria và Yamagata. Chủng virus này có đặc tính di truyền kháng nguyên ít thay đổi, nói cách khác là thay đổi chậm hơn so với các chủng virus cúm A.

Cúm B là gì?
Cúm B là gì?

Virus cúm B chỉ lây truyền từ người sang người chủ yếu qua đường hô hấp thông qua giọt bắn trong không khí khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi. Bệnh cũng có thể lây gián tiếp khi dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh hoặc tiếp xúc với bề mặt có virus sau đó đưa tay lên mũi, miệng và mắt.

Cúm A và cúm B khác nhau như thế nào?

Cúm A và B là những loại cúm phổ biến thường gặp, chiếm 25% số ca nhiễm cúm mỗi năm. Rất dễ nhầm lẫn giữa hai loại cúm này vì chúng có nhiều điểm tương đồng nhau. Một số đặc điểm khác biệt của cúm A và cúm B là:

Về cúm A

Là bệnh phổ biến nhất do virus cúm A gồm các chủng H1N1, H5N1 và H7N9 gây nên. Không chỉ lây giữa người với người, loại này còn có khả năng lây nhiễm cho động vật. Và các loài chim hoang dã thường đóng vai trò là vật chủ cho virus.Virus cúm A liên tục thay đổi và thường gây ra dịch lớn như: cúm A H1N1 làm 40 triệu người chết năm 1918, cúm A H2N2 năm 1957 và cúm A H3N2 năm 1968..

Virus cúm xâm nhập vào cơ thể qua màng nhầy của mũi, mắt hoặc miệng của con người. Mỗi khi chạm tay vào một trong những khu vực này, bạn có thể tự lây nhiễm virus. Chính vì vậy, việc giữ cho tay không ẩn chứa mầm bệnh bằng cách rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng đóng vai trò rất quan trọng.

Về cúm B

Khác với bệnh cúm do virus loại A gây ra, cúm B chỉ được tìm thấy ở người. Đây là loại virus lành tính, đa phần người bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày nghỉ ngơi. Tất nhiên vẫn có trường hợp bị đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Virus loại B không gây ra đại dịch.

Lưu ý khi điều trị cúm

Trong quá trình điều trị cúm, bệnh nhân và người nhà cần lưu ý những điều sau:

  • Không để bệnh nhân ra chỗ đông người, đặc biệt là không tiếp xúc với trẻ nhỏ, người có hệ miễn dịch yếu, người cao tuổi;

  • Bệnh nhân cần được đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đồ ăn mềm loãng, dễ tiêu hóa;

Lưu ý khi điều trị cúm
Lưu ý khi điều trị cúm
  • Người bệnh nên nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát;

  • Uống thuốc hạ sốt nếu sốt cao trên 38,5 độ C;

  • Trong quá trình chăm sóc người bệnh, người nhà phải đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn, kết hợp với vệ sinh mũi họng miệng hàng ngày. Điều này cũng cần được áp dụng cho bệnh nhân.

Hiện nay biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất đó chính là tiêm vắc xin phòng bệnh cúm hàng năm. Vắc xin mặc dù không giúp bảo vệ chúng ta tuyệt đối trước virus cúm nhưng nếu bị nhiễm cúm thì mức độ bệnh sẽ nhẹ hơn rất nhiều.

Sponsored Links:

'
'