Bạn cần làm gì khi thấy có người bị đột quỵ

Đây là bài viết 181 / 283 trong series Lời khuyên sức khỏe

Đột quỵ là nguyên nhân gây ra tỷ lệ tử vong cao và có xu hướng trẻ hóa, thường gây ra những khuyết tật lâu dài nghiêm trọng, thậm chí kéo dài đến suốt đời, là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Trung bình cứ 3 phút lại có 1 ca tử vong do đột quỵ.

Cùng isuckhoe tìm hiểu ngay nhé!

Cần làm gì khi đột quỵ? Cách xử trí

Tổng quan về bệnh đột quỵ

Đột quỵ, hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng xảy ra khi có sự gián đoạn trong quá trình cung cấp máu đến một phần của não, dẫn đến tổn thương não do thiếu máu và oxy, có thể xảy ra do hai nguyên nhân chính, bao gồm:

Xuất huyết não

  • Xảy ra khi một mạch máu bị vỡ, làm cho máu thoát khỏi mạch và chảy vào các khu vực như nhu mô não, khoang dưới nhện, và não thất.
  • Việc máu xâm nhập vào những khu vực này có thể gây áp lực và tổn thương trực tiếp các tế bào não xung quanh.

Nhồi máu não hoặc thiếu máu não cục bộ (Nhũn não):

  • Xảy ra khi một nhánh mạch máu bị tắc nghẽn, dẫn đến việc máu không thể đi qua mạch này và khu vực não ở phía sau sẽ bị thiếu máu.
  • Thiếu máu và oxy gây tổn thương tế bào não trong khu vực bị ảnh hưởng.

Khi xảy ra tình trạng này, việc cung cấp các biện pháp cấp cứu ngay lập tức là quan trọng để giảm thiểu tổn thương não. Đối với bệnh nhân đột quỵ do huyết khối, việc bắt đầu điều trị trong vòng 1 giờ đầu tiên, còn được gọi là “cửa sổ vàng,” có thể giúp giảm tổn thương và cải thiện kết quả.

Vì sao cần phòng ngừa đột quỵ?

Đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, diễn tiến nhanh, nguy cơ tử vong cao nếu không biết cách cấp cứu kịp thời. Bởi lúc này, lưu lượng máu và oxy không đủ lưu thông lên não khiến bộ phận này bị tổn thương nghiêm trọng và có thể dẫn đến chết não. Huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu của bệnh

Cụ thể huyết áp tăng cao làm tăng gánh nặng cho tim và phá hỏng các động mạch, lâu dần dẫn đến xơ vữa động mạch. Chính sự nứt ra của mảng xơ vữa sẽ hình thành cục máu đông, gây hẹp tắc lòng mạch, từ đó giảm lượng máu đến các tế bào não, gây ra đột quỵ.

Bên cạnh đó, người bị bệnh tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu, béo phì… cũng có nguy cơ đột quỵ cao hơn người bình thường. Một số nguyên nhân gây bệnh khác bao gồm tuổi tác, tiền sử gia đình, lối sống không lành mạnh… Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm nước ta có đến hơn 200.000 người đột quỵ, và 25% trong số đó là những người trẻ, có độ tuổi từ 18 – 45.

Nguyên nhân xuất phát từ việc có lối sống không lành mạnh, quá lạm dụng vào các chất kích thích và lười vận động. Tỉ lệ người mắc bệnh không hề thuyên giảm, một phần vì kiến thức phòng tránh tai biến của mỗi người vẫn còn khá hạn chế, dẫn đến những di chứng nghiêm trọng về sau, thậm chí là tử vong.

Vì sao cần phòng ngừa đột quỵ?

Theo đó, người bị bệnh này sẽ để lại các di chứng nặng nề như suy giảm thị giác, rối loạn trí nhớ, liệt hoặc nặng hơn là nguy hiểm đến tính mạng. Những di chứng để lại không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn cả chất lượng cuộc sống, thậm chí đôi khi phải có người thân hỗ trợ thì người bệnh có thể sinh hoạt bình thường.

Triệu chứng của bệnh đột quỵ

  • Chóng mặt là triệu chứng nhẹ phổ biến nhất mà người bệnh hay gặp phải. Người bệnh thường có cảm giác tối sầm mặt, váng đầu, hoa mắt, không nhìn rõ.

  • Huyết áp tăng một cách đột biến và cao hơn ngưỡng bình thường cũng là một trong những triệu chứng nhẹ. Huyết áp cao khiến người bệnh có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, nhất là với người có tiền sử huyết áp cao từ trước.

  • Cơ bắp suy giảm, giảm sức vận động.

  • Xuất hiện các cơn tê bì chân tay kéo dài, thậm chí người bệnh có thể mất cảm giác.

  • Có dấu hiệu mất cân bằng cơ thể do ảnh hưởng của việc ngưng máu tới não khiến não bộ không thể xử lý hành động.

  • Trong nhiều trường hợp, thiếu máu não thoáng qua có thể gây ra tình trạng bất tỉnh tạm thời đối với người bệnh.

  • Các triệu chứng đột quỵ nhẹ khác: mất trí nhớ tạm thời, mất hoặc giảm thị lực trầm trọng, khá phát âm, tâm trạng rối loạn,…

Đối tượng nào có nguy cơ đột quỵ

Các nhóm đối tượng dễ có nguy cơ cao hơn người bình thường bao gồm:

  • Ít vận động, ít tập thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe;
  • Thường xuyên hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá;

Đối tượng nào có nguy cơ đột quỵ?

  • Ít ăn rau xanh nhưng thường xuyên dùng đồ ăn có hàm lượng chất béo, dầu mỡ cao;
  • Nam giới và cả phụ nữ khi bước qua tuổi trung niên;
  • Gia đình từng có người bị đột quỵ;
  • Đang mắc hoặc đang điều trị các bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp;
  • Người bị tiểu đường;
  • Người thừa cân, béo phì.

Cách xử trí khi có dấu hiệu đột quỵ

Là tình trạng khẩn cấp, vì thế cấp cứu nhanh chóng có thể làm giảm sự nghiêm trọng của các di chứng sau đột quỵ. Vậy cần làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ ở bản thân và cả những người xung quanh?

Các biện pháp sau đây có thể giúp bạn tìm ra câu trả lời:

  • Nhiều người biểu hiện rũ một bên mặt nhưng vẫn có thể đi lại và nói chuyện bình thường, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự khó khăn trong vận động ở cả chân và tay. Phát hiện sớm và xử trí nhanh những trường hợp này rất quan trọng, giúp tăng cơ hội phục hồi cho người bệnh.
  • Nhanh chóng gọi xe cấp cứu hoặc đưa người thân đến cơ sở y tế khi phát hiện những biểu hiện khác thường nghi ngờ đột quỵ. Tuy nhiên cần lưu ý ghi nhớ thời điểm phát hiện ra dấu hiệu đầu tiên, điều này có thể phục vụ tốt cho việc điều trị và phục hồi sau này.
Cách xử trí khi có dấu hiệu đột quỵ
  • Một số loại thuốc sử dụng có hiệu quả trong khoảng 3-5 giờ sau khi mắc đột quỵ giúp giảm ảnh hưởng các tổn thương não bộ, tăng khả năng sống sót cho người bệnh.
  • Trong vòng 24 giờ là thời điểm vàng để có thể tiến hành phẫu thuật loại bỏ cục máu đông. Do đó, cần suy nghĩ “nhanh chóng”, hành động “nhanh chóng” khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của đột quỵ.

Đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới chỉ xếp sau bệnh tim và ung thư. Mặt khác, chúng cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những gánh nặng về tàn tật. Những di chứng đột quỵ để lại khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy giảm nghiêm trọng.

Bệnh này thường xuất hiện bất ngờ nhưng nếu có sự chuẩn bị tốt, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh cũng như hạn chế tối đa được di chứng của đột quỵ để lại.

Đọc thêm:

Sơ cứu bệnh nhân đột quỵ

Lưu ý đặc biệt khi cần xử lý và đang chờ đợi sự giúp đỡ:

Gọi người trợ giúp và xe cấp cứu:

  • Gọi ngay cho người trợ giúp và đồng thời gọi xe cấp cứu để có sự hỗ trợ chuyên nghiệp ngay lập tức.

Tư thế nằm nghiên an toàn

  • Tư thế nằm nghiêng an toàn là tư thế hồi sức cấp cứu, giúp bảo vệ đường thở của bệnh nhân. Khi bệnh nhân nằm ngửa, lưỡi có thể tụt vào họng, gây cản trở đường thở.
  • Nếu bệnh nhân nôn mửa, cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng về một bên để tránh sự hít phải các chất nôn vào đường hô hấp.

Cách đặt bệnh nhân về tư thế nằm nghiên an toàn

  • Nếu bệnh nhân bất tỉnh hoặc lơ mơ nhưng vẫn thở bình thường, đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn hoặc nằm ngửa, nhưng cần theo dõi chặt chẽ và chuẩn bị sẵn sàng chuyển sang tư thế nằm nghiêng khi cần thiết.
  • Trong trường hợp bệnh nhân nôn mửa, lập tức đặt bệnh nhân nằm nghiêng về một bên để tránh sặc chất nôn vào đường hô hấp.
  • Hỗ trợ đầu và cổ của bệnh nhân để duy trì đường thở mở rộng.

Gọi cấp cứu và đưa bệnh nhân đi bệnh viện

  • Lập tức gọi cấp cứu và chuyển người bệnh tới bệnh viện ngay khi có thể.

Lưu ý rằng trong quá trình thực hiện sơ cứu đột quỵ, không nên cho bệnh nhân sử dụng thuốc hoặc ăn uống bất cứ thứ gì, và cũng tránh sử dụng các biện pháp như châm cứu hay cạo gió mà không có sự hướng dẫn của người chuyên nghiệp.

Câu hỏi thường gặp

Vì sao cần phòng ngừa đột quỵ?
7 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ ghé thăm
Dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần

Sponsored Links:

'
'