Trong những năm gần đây, chế độ ăn thô này dần phổ biến trở lại. Một số người cho rằng ăn thô giúp mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng quát. Thế nhưng, nhiều quan ngại cho rằng chế độ ăn thô mang đến các tác dụng phụ.
Cùng isuckhoe tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết:
Chế độ ăn thô là gì? Các loại ăn thô
Chế độ ăn uống thực phẩm thô bao gồm thực phẩm chưa nấu chín, chưa chế biến. Bạn có thể sử dụng một số phương pháp chuẩn bị, bao gồm:
- Xay sinh tố
- Sấy, phơi khô
- Ép nước
- Ngâm chua, muối chua, lên men
Mục đích là ăn thực phẩm ở trạng thái tự nhiên, không có bất kỳ hình thức chế biến hoặc đun nóng nào có thể làm thay đổi cấu trúc của chúng.
Chế độ ăn uống thực phẩm thô (Raw food diet) là chế độ ăn bao gồm thực phẩm chưa nấu chín, chưa chế biến. Bạn có thể sử dụng một số phương pháp chuẩn bị, bao gồm:
- Xay sinh tố.
- Sấy, phơi khô.
- Ép nước.
- Ngâm chua, muối chua, lên men.
Mục đích của ăn thô là gì? Đó là ăn thực phẩm ở trạng thái tự nhiên, không có bất kỳ hình thức chế biến hoặc đun nóng nào có thể làm thay đổi cấu trúc của chúng.
Chế độ ăn thực phẩm thô có ba loại chính:
- Chế độ ăn thô thuần chay (Raw vegan diet): Đây là kiểu phổ biến nhất, bởi giới hạn sự lựa chọn thực phẩm của bạn đối với thực phẩm sống và thuần chay (không có nguồn gốc động vật).
- Chế độ ăn thô chay (Raw vegetarian diet): Giống như các chế độ ăn chay khác, kiểu này không bao gồm thịt, cá và gia cầm nhưng cho phép trứng và các sản phẩm từ sữa. Tất cả các loại thực phẩm đều sống và chưa qua chế biến.
- Chế độ ăn tạp thô (Raw omnivorous diet): Trong chế độ ăn kiêng này, bạn có thể ăn tất cả các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật, kể cả thịt, nhưng chúng phải sống và chưa qua chế biến.
Đọc thêm: Tìm hiểu về chế độ ăn thô
Công dụng của chế độ ăn thô với sức khỏe
Việc nạp calo chủ yếu từ các thực phẩm chưa qua chế biến như rau củ, trái cây giúp bạn hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng có lợi, hạn chế sử dụng đồ ngọt, đồ ăn vặt, hỗ trợ quá trình giảm cân của bạn hiệu quả hơn. Theo chuyên trang nổi tiếng về sức khỏe Healthline của Mỹ cho biết việc ăn nhiều rau và trái cây mang lại hiệu quả kiểm soát huyết áp tuyệt vời.
Những thực phẩm giàu chất xơ, protein và chất chống oxy hóa có nguồn gốc từ thực vật giúp bạn hạn chế hấp thu cholesterol, natri, ổn định đường huyết. Từ đó, giảm được nguy cơ đột quỵ, suy tim, loãng xương, ung thư dạ dày và bệnh thận.
Bên cạnh đó, việc sử dụng thực phẩm thô, ít sử dụng chất phụ gia, chất bảo quản cũng góp phần phòng chống tăng huyết áp, ngăn ngừa hoặc kiểm soát bệnh tiểu đường, mang lại cho bạn một sức khỏe tốt hơn. Các loại vitamin, khoáng chất tốt từ rau củ, trái cây… cũng mang đến cho bạn một làn da tươi tắn, căng mịn hơn.
Đọc thêm:
Các thực phẩm nên và không nên ăn trong chế độ ăn thô
Chế độ ăn thô sẽ bao gồm 2 nhóm thực phẩm mà bạn cần đặc biệt lưu ý:
Các nhóm thực phẩm nên ăn:
- Ngũ cốc thô: Gạo lứt, bắp (ngô), yến mạch,…
- Các loại đậu: Đậu xanh, đậu lăng, đậu phộng,…
- Rau xanh: Bông cải xanh, cải bó xôi,…
- Trái cây: Cam, kiwi, bơ…
- Các loại hạt: Hạt óc chó, hạt hạnh nhân,…
- Các loại nấm: Nấm mỡ, nấm hương, nấm kim châm,…
- Dầu thực vật: Dầu oliu, dầu đậu nành…
- Thịt cá sống
- Sữa: Sữa hạt, sữa chua
- Trứng
Các nhóm thực phẩm nên tránh hoặc hạn chế ăn
- Thực phẩm nấu chín và chế biến.
- Dầu, chất béo đã tinh luyện.
- Muối.
- Đường tinh luyện.
- Bột mì tinh luyện
- Các sản phẩm mì ống, bún, miến.
- Cà phê.
- Trà.
- Rượu bia.
Ăn thô có lợi cho sức khỏe hay không?
Ăn thô có những lợi ích đáng kể, trong đó lợi ích hàng đầu là giữ được nguyên bản lượng chất dinh dưỡng có trong tự nhiên. Thông thường, khi chế biến bằng cách hình thức dùng nhiệt như nấu, luộc, hấp, rán,… đều sẽ khiến thực phẩm bị mất đi một phần lớn dưỡng chất, đồng thời có thể sản sinh ra một số chất không tốt.
Vì thế, ăn thô sẽ giúp ích cho sức khỏe của bạn, nhất là tác dụng kháng viêm và chống lại một số bệnh tật nhất định. Ngoài ra, ăn thô cũng đem tới một số lợi ích khác.
Những hạn chế nên lưu ý khi lựa chọn chế độ ăn thô
Ăn thô mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng bên cạnh đó ăn thô cũng không phải là một chế độ ăn hoàn toàn chỉ có mặt tốt. Có rất nhiều tác hại hoặc lầm tưởng về chế độ ăn này mà những người ăn thô thường mắc phải, dẫn tới việc bị phản tác dụng và khiến ăn thô có hại cho cơ thể.
Ăn thô khiến chúng ta thiếu hụt chất dinh dưỡng
Trên thực tế, bên cạnh việc cung cấp nhiều vitamin, chất xơ và các chất có lợi khác hơn chế độ ăn bình thường thì ăn thô cũng đồng thời làm cơ thể bị thiếu hụt một số chất dinh dưỡng. Bởi vì tuân thủ theo nguyên tắc là ăn đồ không qua chế biến nên những người ăn thô sử dụng rất ít thịt lợn, thịt bò hay thịt gia cầm (những thực phẩm này hầu hết cần nấu chín mới ăn được), dẫn tới việc thiếu trầm trọng các chất đạm, vitamin B12, vitamin D, sắt hay iot,…
Đây là những chất rất cần thiết để cơ thể hoạt động, duy trì sự tỉnh táo và khỏe mạnh để làm việc.
Do đó, chế độ ăn thô được khuyến cáo là không dành cho những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già, hoặc những người mắc các bệnh mãn tính, cần ăn theo chế độ riêng vì có thể gây ra tình trạng thiếu hụt dưỡng chất, không đủ để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh bình thường.
Ăn thô làm tăng nguy cơ bị ngộ độc
Khi ăn thô, do không sử dụng thực phẩm được nấu chín mà chỉ ăn thực phẩm sống nên khả năng gây ngộ độc là rất lớn. Bất kỳ thực phẩm nào cũng chứa một lượng ký sinh trùng, vi khuẩn,… chỉ có thể được tiêu diệt ở nhiệt độ cao, vì thế việc ăn sống cũng đồng thời là đưa thẳng lượng sinh vật có hại này trực tiếp vào cơ thể.
Trong các loại thịt động vật thường chứa giun, sán, vi khuẩn liên cầu,… có thể tấn công và làm tổn thương hệ thần kinh, hệ tiêu hóa cũng như hệ bài tiết. Tương tự, trứng sống và sữa tươi chưa qua tiệt trùng đều có chứa những vi khuẩn nguy hiểm như E. coli, Salmonella và Listeria, nếu ăn phải sẽ khiến chúng ta bị ngộ độc thực phẩm, nặng hơn là bị nhiễm trùng máu.