Tại sao chăm sóc da kỹ mà vẫn bị mụn? Mình dùng rất nhiều mỹ phẩm nhưng da vẫn không đẹp, mụn vẫn nổi lên thường xuyên! Đây không phải là câu hỏi hiếm gặp của chị em chúng mình. Một thực trạng buồn là nhiều chị em bỏ rất nhiều công sức để trị mụn, chăm sóc da nhưng vẫn không hết, hay thường tái phát. Vậy nguyên nhân phát mụn là từ đâu, tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của Isuckhoe.
Nội dung bài viết:
Những vấn đề khi chăm sóc da là gì?
Đã bao giờ bạn thử dùng một sản phẩm chăm sóc da và bị nổi mụn ồ ạt? Tại sao da bạn lại nổi mụn, và bạn phải làm gì? Đây có thể là một trong hai vấn đề sau:
– PURGING: da bạn nổi mụn do đang điều chỉnh thích nghi với sản phẩm mới, và nếu kiên trì tiếp tục sử dụng, da sẽ dần cải thiện và thấy hiệu quả. Thực chất là đống mụn mới nổi lên có nghĩa là sản phẩm đang phát huy tác dụng của nó. Đây gọi là quá trình đẩy mụn — “gets worse before getting better”.
– BREAKOUT: da bạn nổi mụn do nhạy cảm với một thành phần nào đó có trong sản phẩm. Nó có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, dị ứng, hoặc kích ứng. Việc tiếp tục dùng sản phẩm sẽ chỉ khiến da tệ đi.
Nếu như là PURGING, bạn nên TIẾP TỤC DÙNG sản phẩm.
Nếu như là BREAKOUT, bạn nên ngừng sản phẩm ngay lập tức.
Làm thế nào để phân biệt giữa breakout và purging?
Dễ nhất mà nói, thì PURGING là khi bạn thấy mụn nổi lên ở những vùng da hay có mụn hoặc đang có mụn ẩn (sờ lên da thấy lợn cợn hạt), còn BREAKOUT là khi mụn bỗng dưng xuất hiện ở vùng da chưa từng / rất ít khi có mụn. Ví dụ như Cece hay bị mụn ở má và cằm thôi, mà bỗng nhiên dùng sản phẩm mới, trán bị nổi mụn, thì khả năng lớn là sản phẩm đó gây breakout cho Cece.
Nếu muốn hiểu sâu hơn nguyên lý purging và breakout, hãy đọc tiếp nhé!
Muốn hiểu được cơ chế phản ứng này của da, thì cần hiểu qua về CÁCH MỤN HÌNH THÀNH.
=> Tế bào chết không tự rụng và di chuyển lên bề mặt da hiệu quả
=> Làm tắc nghẽn lỗ chân lông
=> Hình thành microcomedone (nhân mụn không viêm siêu nhỏ) từ tế bào chết và bã nhờn)
Microcomedones có thể phát triển và biến thành dạng mụn đầu đen / đầu trắng, mụn ẩn, mụn trứng cá, mụn bọc,… Hoặc nó cũng có thể tự biến mất mà bạn không để ý. Thường sẽ mất tới khoảng 8 tuần để một microcomedone di chuyển lên bề mặt da.
Tại sao chăm sóc da kỹ mà vẫn bị mụn?
Mụn hình thành từ 3 nguyên nhân chính là tăng tiết dầu, sừng hóa cổ nang lông và sự phát triển của vi khuẩn p.acnes. Đồng thời, có rất nhiều tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành mụn. Ở những độ tuổi nhất định cũng gây ra sự thay đổi hormone góp phần vào sinh sôi mụn. Vì vậy, khi điều trị mụn mãi không hết bạn cần xem xét đến các yếu tố sau đây.
Mỹ phẩm điều trị không phù hợp
Không phải bất kì loại mỹ phẩm nào cũng phù hợp với da bạn. Mỗi làn da có những đặc điểm riêng mà chỉ phù hợp với một số sản phẩm nhất định. Một số loại mỹ phẩm quảng cáo sẽ điều trị mụn nhanh rất dễ gây kích ứng, gây nhạy cảm cho da.
Đặc biệt, bạn hãy tránh xa sản phẩm chứa corticoid gây bào mòn da, giữ nước, tổn thương biểu bì. Ban đầu, chỉ đẹp một thời gian sau đó da bị tổn thương, hư tổn, nổi mụn trong thời gian dài.
Vì vậy, khi bạn chăm sóc da kỹ mà vẫn bị mụn thì nên thay đổi sản phẩm dưỡng da cho phù hợp nhé.
Chăm sóc da nhưng thức khuya
Nhiều bạn trẻ có thói quen thức khuya, ngủ mỗi ngày chỉ 1-2 tiếng đồng hồ. Việc thức khuya rất có hại cho sức khỏe lâu dài vì vậy chăm sóc da kĩ mà vẫn bị mụn. Các tế bào liên tục mệt mỏi, không đủ dinh dưỡng sẽ gây xỉn và tối màu da. Việc thức khuya cũng khiến da bị mụn ngày càng trầm trọng, thường xuyên tái phát.
Vì vậy, hãy ngủ đủ giấc, tốt nhất là trước 23 giờ để cơ thể khỏe và da giảm mụn.
Ăn thức ăn cay nóng
Thức ăn cay kích thích vị giác ngon miệng hơn. Nhưng đồ ăn cay lại làm cơ thể sinh nhiệt, tăng tiết dầu tạo điều kiện mụn sinh sôi.
Bạn nên từ từ thay đổi sở thích ăn uống này, chuyển sang ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước. Chỉ sao một thời gian, bạn sẽ thấy da dần giảm mụn và láng mịn hơn.
Không giặt chăn, gối thường xuyên
Bạn có biết, ga giường, vỏ gối là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn. Khi ngủ, bạn tiếp xúc trực tiếp làn da mình với chúng. Tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập, có nguy cơ gây mụn.
Nếu bạn chăm sóc da mãi mà vẫn mụn thì nên xem lại bao lâu rồi chưa giặt vỏ gối nhé. Nên thay vỏ gối từ 1-2 lần/ tuần để làn da luôn được sạch sẽ.
Dùng sai sữa rửa mặt
Trên thị trường có rất nhiều loại sữa rửa mặt. Đối với làn da mụn, việc sử dụng sữa rửa mặt cần chú ý. Tránh xa các loại chứa chất tẩy rửa, chất tạo bọt hóa học, thành phần silicone, chất bảo quản, dầu khoáng.
Với da mụn, các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, làm sạch sâu và không gây tổn thương da rất phù hợp.
Gợi ý sản phẩm cho da mụn là Skinicer Repair Cleanser
Công thức dịu nhẹ, tạo bọt vừa phải làm sạch sâu, cuốn trôi bụi bẩn, bã nhờn mà không làm khô da. Độ pH cân bằng ổn định lớp mang lipid, không cần dùng toner.
Chăm sóc da kỹ mà vẫn nổi mụn là do thói quen nặn mụn
Cảm giác làn da sần sùi khiến chúng ta muốn đưa tay lên nặn bỏ chúng. Nhưng nặn mụn chính là nguyên nhân khiến nốt mụn sưng viêm, lan sang các lỗ chân lông khác. Cho dù bạn có dùng nhiều mỹ phẩm đắt tiền những vẫn quen tay nặn mụn thì rất khó hết mụn.
Đồng thời, tay là nơi chứa nhiều vi khuẩn việc tiếp xúc với da sẽ dễ làm sản sinh mụn nhiều hơn.
Dưỡng ẩm gây bít tắc
Dưỡng ẩm là bước không thể thiếu để da không khô ráp. Nhưng với da mụn, không thể dùng các sản phẩm dưỡng ẩm nền dầu vì gây bít tắc lỗ chân lông. Các loại kem dưỡng cũng dễ gây mụn hơn đó là lý đó là lý do vì sao bạn chăm sóc da kĩ mà vẫn bị mụn.
Lời khuyên, bạn nên chọn các loại có kết cấu lỏng, dễ thấm như serum hay gel để không làm bít tắc. Dưỡng ẩm vừa đủ, không nên quá dày, đồng thời khóa ẩm ngay sau khi dưỡng nhé.
Với các yếu tố trên đây, thật khó để điều trị mụn dứt điểm và cũng thật khó để không mắc phải những sai lầm trên. Vì thế, hãy cứ cố gắng hạn chế hết sức bạn nhé. Có như thế việc điều trị mụn cũng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều đấy.