Vết thương khi bị bỏng sẽ gây đau rát khó chịu, thậm chí xuất hiện những mụn nước phồng rộp. Cùng isuckhoe giải quyết nhé!
Nội dung bài viết:
Cách xử lý vết thương khi bị bỏng
Bước 1: Làm dịu vết bỏng với nước mát
Ngay khi bị bỏng cần rửa vết thương trực tiếp dưới vòi nước mát trong khoảng 15 – 20 phút. Nước mát sẽ làm giảm nhiệt, xoa dịu cảm giác đau rát và tránh vết thương lan rộng hoặc ăn sâu vào các lớp biểu bì bên dưới.
Bước 2: Vệ sinh vết bỏng
Sau khi làm dịu với nước mát cần làm sạch vùng da bị thương, vệ sinh vết bỏng bằng xà phòng kháng khuẩn nhẹ để tránh nhiễm trùng. Lưu ý không chà xát khiến vết bỏng nghiêm trọng hơn.
Bước 3: Băng vết thương nếu cần thiết
Tuy bỏng cấp độ 1 và 2 tương đối nhẹ nhưng nếu vết bỏng ở nơi dễ bẩn, dễ đụng chạm hay tiếp xúc với những vật khác, chẳng hạn như bỏng ở ngón tay, bàn tay,…thì cần băng lại để tránh dính bụi bẩn, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Lưu ý chỉ băng nhẹ, không băng quá chặt hay bó sát vào vết bỏng sẽ ma sát gây đau rát và ảnh hưởng đến quá trình phục hồi da.
Bước 4: Tránh chạm vào vết phồng rộp
Nếu bạn bị bỏng và xuất hiện những vết phồng rộp, bóng nước thì nên tránh chạm vào chúng và tuyệt đối không được tự ý chọc vào chỗ da bị phồng rộp cho vỡ ra có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng. Trường hợp thấy chỗ da bị phồng rộp thực sự gây khó chịu, bạn nên đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể.
Bước 5: Tránh tiếp xúc với nhiệt
Cần tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hơi nóng… sau khi bị bỏng để tránh làm vết thương nghiêm trọng hơn. Tia UV sẽ gây hại đến làn da khiến vết bỏng lâu lành, và nhiệt sẽ khiến bạn cảm thấy vết thương đau rát hơn. Bạn nên mặc quần áo dài tay, rộng rãi thoải mái để che vết bỏng nhé.
Mẹo chữa bỏng rát đơn giản
Chữa bỏng bằng mật ong
Mật ong có rất nhiều công dụng hữu ích, một trong những số đó là khử trùng vết thương và chữa bỏng hiệu quả. Hãy thấm mật ong vào miếng băng gạc rồi đắp lên vết thương khoảng 3 – 4 lần/ngày.
Lúc đầu bạn sẽ có cảm giác đau rát khó chịu nhưng dần dần chỗ vết thương sẽ dịu nhẹ đi và chỉ một thời gian ngắn, vết bỏng sẽ nhanh lên da non.
Bôi Vaseline/ Nha đam/ Thuốc mỡ kháng sinh/ Giấm
- Vaseline là loại sáp dầu khoáng có khả năng giữ ẩm và làm mềm da phù hợp với lớp da đang háo ẩm vì tổn thương do bỏng. Bởi vậy, sáp dưỡng ẩm vaseline thường được sử dụng để làm dịu vết bỏng.
- Nhiều nghiên cứu cho thấy nha đam rất có ích cho người bị phỏng độ 1 hoặc độ 2. Nó có nhiều thành phần tốt cho điều trị bỏng đặc biệt là vitamin và nước. Những chất này sẽ hạ nhiệt độ của da, làm mát da giúp giảm cảm giác đau rát.
- Thuốc mỡ kháng sinh dùng bôi khi bị bỏng thường chứa hoạt chất Bacitracin hay Neosporin. Thuốc này được sử dụng khi những nốt phồng rộp từ vết bỏng bị vỡ nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng. Sau khi bôi lên vết bỏng, có thể dùng băng gạc vô trùng để che lại để tăng hiệu quả. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc kháng sinh bôi ngoài da có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Do đó bạn không nên bôi kháng sinh quá 1 tuần trừ khi có chỉ định của bác sĩ.Thuốc mỡ kháng sinh chỉ được tự sử dụng với bỏng nhẹ. Với phụ nữ có thai hoặc người bỏng nặng đa phần sẽ được yêu cầu phương pháp điều trị khác.
-
Giấm có khả năng khử trùng và làm se giúp vết bỏng nhẹ giảm đau, tránh nhiễm trùng. Dùng giấm pha loãng với nước để rửa sạch vùng da bị bỏng. Sau đó quấn quanh vùng da bị bỏng 1 miếng vải mềm thấm giấm, thay băng 2 – 3 giờ/lần. Có thể dùng giấm gạo hoặc giấm trắng đều được.
Giảm đau rát khi bị bỏng bằng trà đen
Trà đen chứa axit tannic có hiệu quả giảm đau và giảm cảm giác khó chịu bứt rứt khi bị bỏng. Để dùng trà đen chữa bỏng bạn cần ngâm túi trà vào nước ẩm để các tinh chất được “kích hoạt”. Sau đó làm mát nó và đặt lên trên vết bỏng, có thể dùng băng gạc quấn lại để giữ cố định.
Sử dụng lòng trắng trứng
Sau khi rửa sạch vết bỏng qua nước để giảm sức nóng, bạn hãy tách riêng lòng trứng gà hoặc vịt, cho vào chén rồi khuấy đều, sau đó ngâm vết bỏng vào. Hoặc bạn có thể dùng băng gạc thấm lòng trắng trứng rồi thoa lên vết bỏng, một ngày làm khoảng 4 lần, da sẽ nhanh chóng giảm phồng rộp.