Bảo quản thực phẩm đúng cách

Đây là bài viết 199 / 286 trong series Lời khuyên sức khỏe

Bảo quản thực phẩm tươi sống, đặc biệt là thịt, cá trong tủ lạnh không đúng cách sẽ là nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe bạn vô cùng lớn. Trong cuộc sống bận rộn ngày nay, bảo quản thực phẩm là một công việc không thể thiếu của các chị em phụ nữ. Cùng isuckhoe tìm hiểu ngay nhé!

Bảo quản thực phẩm tươi sống đúng cách
Bảo quản thực phẩm tươi sống đúng cách

Bảo quản thực phẩm là gì?

Bảo quản thực phẩm có 2 mục đích chính:

  • Làm chậm quá trình oxy hóa của thực phẩm
  • Làm chậm (hoặc chặn đứng) sự phát triển của vi sinh vật gây hư hỏng thực phẩm.

Tóm lại, bảo quản thực phẩm là giữ trọn vẹn hàm lượng dinh dưỡng và hương vị thơm ngon của thực phẩm.

Bảo quản cá/thịt trong tủ lạnh

Cá có mùi tanh khá nặng và sẽ để lại mùi rất lâu. Do đó bạn cần phải chú ý khi bảo quản chúng, bạn phải bao bọc chúng thật kỹ bằng nhiều lớp, nếu không nó sẽ lan mùi sang các thực phẩm khác làm bạn cảm thấy vô cùng khó chịu. Ngoài ra, bạn có thể nên luộc cá trước khi cho vào làm đông hoặc giữ lạnh trực tiếp, nếu bạn không thích cách luộc cá thì sau khi làm cá xong bạn có thể pha loãng giấm và đổ trực tiếp lên mình cá như vậy cũng sẽ hạn chế được mùi tanh của cá và không ảnh hưởng tới các thực phầm xung quanh.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia thực phẩm các loại cá không nên bảo quản trong tủ lạnh không quá 2 ngày và nhiệt độ thích hợp khi bảo quản cá là từ 3-5 độ C, còn thịt là từ 4-7 độ C.

Bảo quản cá/thịt trong tủ lạnh
Bảo quản cá/thịt trong tủ lạnh

Lưu ý:

  • Rửa trước: Bạn nên rửa sạch thịt, cá, hải sản trước khi bảo quản. Có thể ướp gia vị nếu cần.
  • Bao bọc, đóng hộp kín: Nên chia ra từng khẩu phần nhỏ và bao bọc lại bằng các túi nylon hoặc cho vào các hộp bảo quản để tránh nhiễm khuẩn & gây mùi cho các thực phẩm khác.

Bảo quản đúng cách sẽ giúp thực phẩm của bạn luôn tươi ngon, an toàn và giữ nguyên vẹn hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thực phẩm.

Rã đông đúng cách:

Rã đông bằng ngăn mát tuy hơi lâu nhưng luôn là phương pháp rã đông an toàn nhất, duy trì hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm tốt nhất.

Có 2 cách rã đông mọi người thường dùng:

  • Rã đông nhanh: dùng lò vi sóng (khoảng 2-3p), rã đông bằng nước (15-20p), rã đông tự nhiên ngoài không khí (30-45p). Đã rã đông nhanh thì không được cấp đông lại.
  • Rã đông chậm bằng ngăn mát: khoảng 4-5 tiếng. Ưu điểm của phương pháp này là nếu không dùng hết bạn có thể mang lên cấp đông lại trên ngăn đá.

Bảo quản trái cây tươi

Trái cây không nên bảo quản chung với rau, củ trong tủ lạnh. Vì trái cây khi bảo quản sẽ sinh ra khí Etylen làm rau, củ nhanh chóng bị hư, úng.

Trái cây nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, thời gian bảo quản tối đa từ 5-7 ngày.

Bảo quản trái cây tươi
Bảo quản trái cây tươi

Lưu ý:

  • Chọn lọc trái cây tươi ngon, vừa chín tới trước khi bảo quản. Lưu ý nếu phần nào bị dập, úng thì bạn nên cắt bỏ phần đó đi trước khi bảo quản.
  • Bạn không nên rửa trái cây trước khi bảo quản. Chỉ rửa khi lấy ra dùng.
  • Nếu bọc trái cây thì bạn lưu ý phải có lỗ thông hơi, tránh trái cây bị úng và thối.
  • Trái cây chín bạn có thể gọt vỏ và sắt thành từng miếng vừa ăn và cho vào hộp bảo quản có nắp đậy để ăn dần.

Các loại trái cây không nên bảo quản trong tủ lạnh: Cà chua, dưa hấu, khoai lang

 Các loại trái cây cần để cho chín bên ngoài trước, sau đó mới cho vào ngăn mát tủ lạnh: cà chua, quả bơ, chuối, dưa, quả đào, quả mận, đu đủ, xoài. Những loại quả này nếu các bạn cho vào tủ lạnh thì chúng không chín nữa, nếu bạn lấy ra môi trường bên ngoài thì bị hư luôn chứ cũng không tiếp tục chín.

Bảo quản sữa tươi

Sữa tươi cũng là thực phẩm tươi sống cần được bảo quản đúng cách, nếu không sẽ rất dễ hỏng, đặc biệt là những loại sữa có thành phần tự nhiên, chúng rất dễ lên men và nhiễm khuẩn. Nếu đã mở nắp hộp, bạn hãy nên uống hết. Nếu vẫn còn thì hãy đậy kín nắp rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh và cũng chỉ nên sử dụng trong vòng 24 giờ nếu bạn không muốn chất dinh dưỡng trong sữa sẽ mất đi.

Bảo quản thức ăn đã nấu chín

Với thực phẩm đã được nấu chín, nên để nguội (khoảng 2 tiếng) trước khi cho vào hộp đựng thực phẩm, đậy kín và đặt ở nhiệt độ từ 2 – 4 độ C bên trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu đặt thức ăn còn đang nóng vào trong tủ lạnh sẽ dễ làm tăng nhiệt độ và gây ảnh hưởng đến các thực phẩm khác cũng như khiến cho máy nén hoạt động nhiều hơn, ảnh hưởng đến tuổi thọ của tủ lạnh.

Bảo quản thức ăn đã nấu chín đúng cách
Bảo quản thức ăn đã nấu chín đúng cách

Thời gian sử dụng thức ăn đã được nấu chín nên diễn ra trong khoảng 3 ngày và bạn có thể chia nhỏ lượng thức ăn trước khi bảo quản giúp cho việc sử dụng được tiện lợi hơn.

Bảo quản thực phẩm khô

  • Nguyên tắc quan trọng khi bảo quản thực phẩm khô là bạn nên bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát. Có thể kết hợp bảo quản trong tủ lạnh, tủ đông… tùy từng loại và mục đích sử dụng của bạn.
  • Với thịt, cá và hải sản khô: sau khi mua bạn nên kiểm tra, nếu còn ẩm bạn nên phơi thêm 1-2 nắng để khô hoàn toàn. Sau đó tốt nhất là bạn bọc bằng các túi nylon kín hoặc hộp có nắp rồi bảo quản trong ngăn đông của tủ lạnh.

Sponsored Links:

'
'