Trẻ bị quai bị có bị lại không? Cách chăm sóc trẻ bị quai bị như thế nào?

Đây là bài viết 30 / 304 trong series Lời khuyên sức khỏe

Thật ra bị quai bị không gây hại nhiều nhưng nó lại rất nguy hiểm cho mẹ bầu và sức khỏe trẻ nhỏ. Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính đặc trưng bởi sưng đau tuyến nước bọt, ngoài ra còn có thể viêm tuyến sinh dục, viêm màng não, viêm tuỵ và một số cơ quan khác. Bệnh do virus quai bị (thuộc nhóm Paramyxovirus) gây ra. Rất nhiều mẹ hoang mang và lo lắng cho sức khỏe của con mình, không biết trẻ bị quai bị có bị lại không? Rồi đến khi trẻ bị quai bị thì cách chăm sóc trẻ bị quai bị như thế nào?

Trẻ bị quai bị có bị lại không?
Trẻ bị quai bị có bị lại không?

Trẻ bị quai bị có bị lại không?

Theo như nghiên cứu thì quai bị chỉ đến một lần duy nhất trong đời mỗi người. Là khi bị virut quai bị tấn công, cơ thể người có cơ chế tự động sản sinh kháng thể, có khả năng miễn dịch suốt đời. Do đó, những người đã từng mắc quai bị, sau này có thể yên tâm là sẽ không bị lại lần nữa.

Nhưng trên lí thuyết thì là vậy, nhưng cơ thể người là một cỗ máy biến hóa khó lường. Không phải vì đã miễn dịch mà có thể thoải mái tiếp xúc với người mắc bệnh. Mọi thứ đều có trường hợp ngoại lệ, vì thế mỗi người hãy tự có biện pháp chủ động phòng tránh để bảo vệ sức khỏe của mình.

Bệnh quai bị có nhiều biến chứng nguy hiểm. Song chỉ cần điều trị và kiêng khem tốt, bệnh sẽ rời đi nhanh chóng và không để lại biến chứng gì. Nhưng nếu bạn đừng chủ quan về sức khỏe của mình, hãy bảo vệ sức khỏe mình cho thật tốt để không bị biến chứng lại.

Cách chăm sóc trẻ bị quai bị như thế nào?

Phát hiện quai bị sớm và chăm sóc người bị quai bị đúng cách thì sẽ ko gây biến chứng và nguy hiểm, không có gì đáng lo ngại.
Dưới đây là một số chia sẻ về chăm sóc quai bị bằng các phương pháp thực dưỡng, phương pháp dân gian:

1. Phương pháp thực dưỡng

Sử dụng bài áp nước gừng và dán cao khoai sọ (hình sẽ úp dưới comment).
Hoặc bôi dầu mè gừng vào chỗ sưng.
Nếu trẻ sốt cao (trên 39 độ): Con còn bú mẹ tăng cường cho bú mẹ , s2s con. Ngoài ra, cho uống thêm nước bột sắn dây pha tỷ lệ 50 nước nguội – 50 nước nóng (gọi là ly nc âm dương) kích thích tăng tiết mồ hôi, hạ nhiệt, thải độc (có thể cho thêm vài giọt tamari, ko có tamari thì thêm 1-2 hạt muối).
Chế độ ăn: nấu cháo gạo lứt tán mịn cho trẻ ăn.

2. Phương pháp dân gian

Cách chăm sóc trẻ bị quai bị như thế nào?
Cách chăm sóc trẻ bị quai bị như thế nào?

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc chưa trị quai bị từ cây, cỏ..tự nhiên. Sau khi đọc tham khảo 1 số bài thuốc Đông y, cách làm trong dân gian, mình thấy có 2 bài hiệu quả , đơn giản và dễ được mọi người thực hiện nhất là:

a) Mủ cây sung

Cách làm: Lấy mủ cây sung bôi lên miếng giấy rồi dán vào chỗ sưng. Tần suất đắp ngày 2 lần cho tới khi khỏi hẳn. Dán tầm 5 ngày là hết sưng, cơ thể tự chữa lành, tự đẩy lùi được vi rút bằng hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

b) Hạt gấc

Nhân hạt gấc 3-4 hạt, đem nướng lên, lấy nhân hạt, tán mịn. Sau đó, có 2 cách bôi như sau:
– Cách 1 là trộn với giấm thanh hoặc rượu trắng 10ml, sau đó bôi nhiều lần vào chỗ sưng đau.
– Cách 2 là, Có thể trộn với mật ong một lượng vừa đủ, bôi vào miếng giấy sạch, dán vào chỗ sưng ngày 2 lần sẽ mang đến hiệu quả tích cực.

3. Chế độ ăn uống

Trẻ còn bú mẹ thì tăng cường bú mẹ, đáp ứng theo nhu cầu của bé, ko ép bé ăn nếu bé ko thích ăn.
– Thức ăn dành cho người bị quai bị : nấu các món súp hoặc cháo , nên ăn cháo gạo lứt hầm nhuyễn…dễ ăn, dễ tiêu hóa.
– Uống thêm các loại nước như: nước bột sắn dây pha tỷ lệ 50 nước nguội – 50 nước nóng (có thể cho thêm vài giọt tamari, ko có tamari thì thêm 1-2 hạt muối).
Hoặc nấu nước Chua me đất hoa vàng tầm 30g, sắc uống ngày 1 lần (hình up dưới comment)

Ngoài ra các mẹ tìm hiểu các bài thuốc dân gian khác.
Trên đây là những chia sẻ cách chăm sóc để các bậc phụ huynh tham khảo. Tự chịu trách nhiệm cho sự lựa chọn chăm sóc của mình.

Tags:

Sponsored Links:

'
'