Người bị ung thư không được phép ăn gì?

Đây là bài viết 235 / 306 trong series Lời khuyên sức khỏe

Khi điều trị ung thư, nhiều bệnh nhân có quan điểm sai lầm về dinh dưỡng, lơ là trong chế độ ăn uống dẫn đến cản trở quá trình điều trị, làm cho bệnh tiến triển nặng thêm. Isuckhoe sẽ cung cấp cho bạn thông tin về người bệnh ung thư kiêng ăn gì, danh sách những thực phẩm là thủ phạm gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Người bị ung thư không được phép ăn gì?

Mối liên quan giữa thực phẩm và bệnh ung thư

Chỉ một số loại ung thư được cho là liên quan đến thực phẩm, thói quen ăn uống của bạn. Và cũng chưa đủ bằng chứng khoa học kết tội thực phẩm mà bạn hay ăn gây ung thư mà bạn đang mắc. Tuy nhiên, có một số thực phẩm có khả năng gây bệnh ung thư, bạn cần chú ý tuyệt đối.

Vì ung thư là tế bào đột biến, những tế bào khỏe mạnh khác cũng cần phát triển bình thường nên vấn đề dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh có đủ sức khỏe để chống chọi với bệnh tật, đáp ứng được các phương thức điều trị ung thư đặc hiệu như: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị,… Nếu tình trạng dinh dưỡng người bệnh không cải thiện thì bác sĩ không thực hiện được phác đồ điều trị hoặc kết quả thất bại vì bệnh nhân không đủ sức chịu đựng các tác dụng phụ của phác đồ điều trị. Vì thế, người bệnh cần hiểu dinh dưỡng đầy đủ là yếu tố nâng cao thể trạng người mắc bệnh ung thư.

Tại sao người bệnh ung thư cần kiêng một số thực phẩm?

Chế độ ăn cho người bệnh ung thư cần kiêng một số thực phẩm nhất định để làm giảm tác động của các triệu chứng bệnh lý, giảm tác dụng phụ sau khi điều trị, hỗ trợ điều trị bệnh và ngăn ngừa ung thư tiến triển, tái phát hoặc di căn. Cụ thể:

  • Hỗ trợ điều trị bệnh: Việc kiêng những món ăn có hại sẽ giúp đảm bảo quá trình điều trị được tiến hành một cách hiệu quả và an toàn. Ví dụ, kiêng ăn thực phẩm giàu i-ốt có thể làm tăng hiệu quả xạ trị ung thư tuyến giáp; kiêng hút thuốc có thể hỗ trợ quá trình điều trị ung thư phổi diễn ra hiệu quả hơn.
Tại sao người bệnh ung thư cần kiêng một số thực phẩm?
Tại sao người bệnh ung thư cần kiêng một số thực phẩm?
  • Giảm tác dụng phụ và triệu chứng bệnh lý: Song song với quá trình điều trị, sức khoẻ của người bệnh có thể suy giảm. Lúc này, nếu hấp thụ thực phẩm không tốt có sức khoẻ như thức ăn dầu mỡ, nhiều gia vị, đồ uống có cồn, bệnh nhân sẽ rất dễ gặp phải tình trạng khó tiêu, thậm chí là nôn, tiêu chảy, ảnh hưởng tới thể trạng;
  • Giảm nguy cơ tái phát hoặc tiến triển bệnh: Một số thực phẩm chứa quá nhiều muối, đường và chứa chất béo chuyển hóa có thể làm tăng nguy cơ tái phát hoặc di căn tế bào ung thư bằng cách kích thích các phản ứng viêm trong cơ thể. Vì vậy, loại bỏ những thực phẩm kém lành mạnh ra khỏi thực đơn sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm kể trên.

Người mắc ung thư nên ăn và không nên ăn gì?

Hippocrates đã nói “Thuốc men của bạn phải là thức ăn của bạn và thức ăn của bạn phải là thuốc men của bạn”.

Trong quá trình điều trị và dự phòng ung thư,người bệnh cần tìm hiểu rõ để thực hiện chế độ ăn uống cho phù hợp vào loại ung thư, giai đoạn của bệnh và thể trạng của người bệnh. Tuy nhiên, nguyên tắc chung là chọn thực phẩm dễ tiêu, hợp khẩu vị, chia nhỏ và ăn thành nhiều bữa nhằm bảo đảm cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể để duy trì được sức khỏe chống lại bệnh tật. Do khả năng tiêu hóa và hấp thu cao hơn vào ban ngày, nên cần tăng lượng ăn vào buổi sáng và trưa, hơn là vào buổi tối. Khẩu phần cần tăng protein so với bình thường, đậu nành, trứng, cá, hải sâm, sò huyết, bào ngư, thịt gà, vịt là những nguồn cung cấp protein tốt cho bệnh nhân ung thư. Để bù nước do thay đổi mức chuyển hóa trong cơ thể, cũng như để làm giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư, người bệnh cần uống đủ nước. 

Người mắc ung thư nên ăn và không nên ăn gì?

Rau má không nên dùng vì có thể có nguy cơ chảy máu. Nên chú ý rau cần, rau muống được trồng trong môi trường sông ngòi nhiễm bẩn, nhiễm các kim loại nặng như chì, asen …

Cần tránh những thực phẩm có khả năng gây đầy hơi như đậu sống, tái, gia vị cay như ớt, hạt tiêu. Hạn chế ăn các loại thịt màu đỏ như lợn, trâu, bò, ngựa vì chúng là protein có cấu trúc phức tạp, khó tiêu, khó hấp thu hơn do cần tới nhiều enzyme để thủy phân.Ngoài ra những thực phẩm này có tính axit và còn dư chất kháng sinh, hormon tăng trọng, ký sinh không tốt cho bệnh nhân ung thư. Thịt không tiêu hóa nằm nguyên trong ruột, gây thối rữa và tạo ra chất độc cho cơ thể.

Chú ý hạn chế ăn các loại bột dinh dưỡng có nguồn gốc từ các loại thực phẩm biến đổi gen vì có nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng gây bệnh của chúng. Cũng nên chú ý các dinh dưỡng chế biến sẵn có sử dụng chất bảo quản, chất chống thiu, chống mốc, chất tạo màu, tạo mùi tổng hợp, đường hóa học đều không tốt cho người ung thư. Cần từ bỏ các chất caffeine như cà phê, trà và sô cô la. Trà xanh chứa chất chống ung thư và là một lựa chọn tốt. Hãy uống và chế biến thức ăn từ nước lọc để loại bỏ một phần các kim nặng như sắt, asen, thủy ngân, chì, amiang… độc hại vượt ngưỡng cho phép có trong nước nhiễm bẩn.

Lưu ý gì trong chế độ ăn của người ung thư?

Bác sĩ Thảo Nghi khẳng định, hiện tại chưa có bằng chứng nào cho những tuyên bố về một số loại thực phẩm có thể chữa khỏi bệnh ung thư hoặc một số loại thực phẩm có thể làm cho tình trạng ung thư trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, không cần thiết phải cố gắng ăn hoặc tránh ăn bất kỳ loại thực phẩm cụ thể nào. 

Lưu ý gì trong chế độ ăn của người ung thư?
Lưu ý gì trong chế độ ăn của người ung thư?

Bác sĩ Nghi cũng cho biết, hiện nay có rất nhiều những khái niệm chưa đúng về việc ăn uống có thể chữa khỏi ung thư. Khái niệm phổ biến nhất là về chế độ ăn “bỏ đói tế bào ung thư” thì khối u ác tính sẽ biến mất vì không được nuôi dưỡng. Điều này không sai về mặt lý thuyết, nhưng đáng tiếc lại chỉ là cách nhìn phiến diện, chỉ xét đến khối u, mà quên rằng khối u nằm trong cơ thể bệnh nhân. Cần hiểu rằng, nếu nhịn ăn, các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể cũng sẽ bị bỏ đói và thiếu dinh dưỡng. Bệnh nhân sẽ bị suy kiệt vì thiếu dinh dưỡng trước khi chết vì bệnh lý ung thư.

“Nói một cách dễ hiểu, khối u ác tính được nuôi dưỡng bởi hệ thống mạch máu phát triển bất thường xung quanh u; hệ thống mạch máu nuôi dưỡng u hoàn toàn không giống với hệ thống mạch máu nuôi dưỡng bình thường của cơ thể. Vì vậy, có những thuốc điều trị chuyên biệt để ức chế và tiêu diệt hệ thống mạch máu nuôi dưỡng u. Ăn kiêng, giảm ăn hay bỏ đói tế bào ung thư không phải là một cách điều trị. Dinh dưỡng nuôi cơ thể cần phải được duy trì đầy đủ từ chế độ ăn đa dạng thì mới tốt cho bệnh nhân”, bác sĩ Nghi giải thích. 

Câu hỏi thường gặp

Người mắc ung thư nên ăn và không nên ăn gì?

Sponsored Links:

'
'