Chăm sóc răng miệng đang là một việc làm cần thiết mỗi ngày. Người trưởng thành hoàn toàn có thể bị sâu răng, cũng như bệnh nướu răng, chúng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn. Quan tâm chăm sóc tốt sức khỏe răng miệng trong đời sống hằng ngày có thể giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề khi bạn ngày càng lớn tuổi hơn. Vậy chăm sóc răng miệng đúng cách như thế nào? Hãy tìm hiểu ngay thôi!
Nội dung bài viết:
Tác hại của việc chăm sóc răng miệng không đúng cách
– Vệ sinh răng miệng không đúng sẽ dẫn đến tác hại đầu tiên là răng và nướu bị mài mòn và dễ bị kích ứng do đánh răng quá nhiều lần và chải răng quá mạnh. Không những vậy việc này cũng không ngăn chặn được nguy cơ sâu răng và viêm nướu làm các răng ngày càng yếu đi, nguy cơ hư hỏng cần thiết phải nhổ bỏ là rất cao.
Ngoài ra khi mắc các bệnh lý về răng do việc đánh răng sai cách làm thức ăn và đường mắc lại giữa các kẽ răng sẽ nảy sinh vi khuẩn. Vi khuẩn càng sinh sôi nhiều, nướu càng bị viêm nặng. Sưng tấy nướu gây ra đau nhức, làm hạn chế lượng máu lưu thông và dẫn đến nhiều vấn đề phức tạp khác trong cơ thể.
Sự nhiễm khuẩn ở nướu tiết ra các chất gây viêm có thể ảnh hưởng đến việc sưng não, làm chết các tế bào não gây ra đãng trí.
Sâu răng và viêm tủy nghiêm trọng sẽ dẫn đến áp xe, nhiễm trùng máu nguy hiểm có thể gây ra tử vong.
Hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách
Lựa chọn bàn chải đánh răng:
– Nên chọn bàn chải lông mềm để dễ dàng tiếp cận đến những khe nhỏ giữa răng và lợi, làm sạch nhẹ nhàng mà không gây tổn hại đến lợi. Loại bàn chải lông cứng rất dễ gây mòn men răng, tụt lợi và ê buốt. Thời điểm thích hợp để thay bàn chải là 3 tháng. Đồng thời, đừng dùng nắp đậy bàn chải vì đó có thể là nơi trú ngụ của vi khuẩn, chỉ cần rửa thật kỹ bàn chải dưới nước và để nơi khô ráo.
– Ưu tiên chọn bàn chải có lông mềm hoặc các loại bàn chải được đề nghị bởi các nha sĩ.
– Thay bàn chải 2 – 3 tháng/ lần.
Cách đánh răng khoa học
– Sử dụng kem đánh răng có chứa chất Fluoride: Fluoride là chất giúp ngăn ngừa sâu răng và hình thành xương mới thường có trong các sản phẩm kem đánh răng. Tuy vậy bạn không nên quá lạm dụng chất này vì nó có thể làm răng bị đổi màu.
Không nên đánh răng quá mạnh. Thay vào đó hãy đánh răng nhẹ nhàng theo vòng tròn bao gồm cả mặt trong, mặt ngoài của răng và lưỡi.- Làm sạch răng và dọc theo đường nướu răng.
– Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày (đặc biệt là sáng và tối trước khi ngủ), mỗi lần kéo dài từ 2 – 3 phút.
– Sau khi đánh răng cần nhổ kem đánh răng, không nuốt nó. Đồng thời súc miệng lại bằng nước sạch.
– Nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng ít nhất 1 lần trong ngày.
Sử dụng chỉ nha khoa
Đánh răng không đúng cách có thể khiến thức ăn vẫn bị giắt trong các kẽ răng, dẫn đến sâu răng. Vì vậy để chăm sóc răng miệng hiệu quả hơn, chúng ta cần kết hợp sử dụng chỉ nha khoa giúp loại trừ mảng bám và thức ăn vụn mà bàn chải không thể làm sạch được. Khuyến khích sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày, nhất là sau mỗi bữa ăn.
Sử dụng nước súc miệng
– Chọn nước súc miệng phù hợp: có chứa Fluor và không có chất alcohol.
– Dùng sau khi đánh răng. Không dùng nước súc miệng quá 2 – 3 lần/ngày.
– Nên ngậm khoảng 30 giây để nước súc miệng tiêu diệt các loại vi khuẩn trong khoang miệng.
– Sau khi dùng nước súc miệng, bạn không nên ăn sau khoảng nửa giờ.
– Lưu ý không được nuốt nước súc miệng.
– Nên chọn mua những loại có uy tín đã được cơ quan chức năng kiểm chứng chất lượng.
Áp dụng chế độ ăn phù hợp và hạn chế hút thuốc
– Tránh ăn quá nhiều đồ ngọt và nước uống có gas.
– Cắt giảm lượng thức uống có đường cũng như đồ ăn nhiều tinh bột và axit. Những thực phẩm nên tránh: hoa quả sấy khô, bánh kẹo, đường lâu tan, khoai tây chiên, bánh mì trắng, pizza, nước ngọt, trái cây chua như cam, chanh, nho, cà chua…
– Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ (rau quả) giúp kích thích tiết nước bọt, giúp làm sạch răng, tái khoáng hóa men răng, đẩy lùi sâu răng. Một số thực phẩm không gây hại cho răng như: súp lơ, dưa chuột, bắp cải, bí đỏ, bí xanh, cà rốt, dưa gang…
– Không ăn uống nóng – lạnh cùng lúc, do nhiệt độ thay đổi đột ngột có thể dẫn đến ê buốt tủy răng, nứt vỡ men răng.
– Không nên hút thuốc. Người hút thuốc thường có nhiều vấn đề về răng và nướu hơn người không hút thuốc.
Thực hiện khám răng theo định kỳ:
Nên khám răng theo khuyến nghị của nha sĩ, khoảng 6 tháng/ lần.
Xem thêm:
Bọc răng sứ là gì? Có nên mài răng để bọc răng sứ?
Thuốc Prenatal +DHA dành cho bà bầu có tốt không? Giá thành bao nhiêu?
Review thuốc Prenatal +DHA. Thuốc có công dụng như nào đối với bà bầu? Cách sử dụng?