Điều trị viêm lỗ chân lông đơn giản, hiệu quả

Đây là bài viết 38 / 97 trong series Kiến thức làm đẹp

Viêm nang lông là tình trạng da dễ xảy ra khi các nang lông bị nhiễm trùng hoặc kích ứng.Tuy mức độ nguy hiểm không cao, nhưng đây là căn bệnh khiến nhiều chị em phụ nữ ái ngại bởi gây khó chịu, ngứa ngáy, đặc biệt là làm mất thẩm mỹ. Cùng isuckhoe tìm hiểu cách khắc phục nhé!

Điều trị viêm lỗ chân lông đơn giản, hiệu quả

Viêm lỗ chân lông là gì?

Viêm lỗ chân lông (hay còn gọi là viêm nang lông) là tình trạng các nang lông bị nhiễm trùng. Nang là nơi lông được mọc ra, nằm ở bên dưới da, nên bệnh còn được gọi là viêm chân lông hay viêm lỗ chân lông.

Bệnh viêm nang lông có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất là ở các vị trí ma sát nhiều như lưng, ngực, đùi…

Ngoài ra, các yếu tố như mồ hôi, da có nhiều dầu và sử dụng mỹ phẩm có thể gây bít tắc các nang lông, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tồn tại và phát triển trên da đi vào các nang lông và gây nhiễm trùng.

Dấu hiệu bị viêm lỗ chân lông

Viêm nang lông có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, kể cả da đầu. Chúng có thể giống như phát ban nhỏ màu hồng/đỏ trên da. Các dấu hiệu viêm nang lông thể nhẹ dễ nhận biết bao gồm:

  • Chân sẽ xuất hiện có nốt đỏ sần sùi.
  • Có cảm giác ngứa ở da chân kèm theo đó là biểu hiện sưng đỏ.
  • Nếu bị nặng, các nốt đỏ có thể lan rộng sang những vùng da bên cạnh, xuất hiện lông mọc ngược hoặc xoắn thành bên trong.
  • Bệnh để quá lâu, vùng da chân có thể xuất hiện mụn mủ hoặc nhọt.
  • Khi mụn mủ hình thành bị vỡ ra sẽ bị chảy dịch và rò rỉ máu.

Nguyên nhân viêm lỗ chân lông?

Hầu hết các bệnh ngoài da đều do nhiều yếu tố tác động, viêm nang lông (hay còn gọi là viêm lỗ chân lông) cũng không ngoại lệ. Việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là bước đầu trong quá trình chữa viêm nang lông. Vậy viêm nang lông do đâu mà ra?

Theo các nhà nghiên cứu da liễu, các loại vi khuẩn chủ yếu là tụ cầu khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng là những “tội phạm” gây ra viêm nang lông. Chúng trú ngụ dưới các nang lông chờ thời cơ thuận lợi sẽ phát triển và gây bệnh. 

Nguyên nhân viêm lỗ chân lông?

Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày còn có một số nguyên nhân mà chúng ta thường ít để ý tới như:

  • Sống trong thời tiết nóng, có độ ẩm cao, môi trường bị ô nhiễm, vệ sinh da kém.

  • Tắm trong bồn nước nóng.

  • Mặc quần áo quá chật và chất liệu được làm từ các sợi tổng hợp.

  • Nhổ lông, tẩy lông, sau khi cạo lông không vệ sinh đúng cách.

  • Do dị ứng thuốc, bôi thuốc có chứa các thành phần kích thích mạnh.

  • Da tăng tiết bã nhờn gây bịt kín lỗ chân lông,…

Cách trị viêm nang lông tại nhà đơn giản hiệu quả nhất

Sử dụng mật ong, nước chanh và dầu dừa

Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, giúp se khít lỗ chân lông. Trong khi đó chanh có tính axit làm sạch tế bào chất, trị sẹo thâm và tình trạng viêm lỗ chân lông. Dầu dừa được biết đến với khả năng dưỡng ẩm, làm mềm da, chống bong tróc, ngứa rát. Vì vậy kết hợp mật ong, chanh và dầu dừa giúp bạn nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh viêm nang lông.

Sử dụng mật ong, nước chanh và dầu dừa trị viêm nang lông
Sử dụng mật ong, nước chanh và dầu dừa trị viêm nang lông

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị nửa quả chanh vắt lấy nước cốt, 3 thìa mật ong và 3 thìa dầu dừa, trộn tất cả các nguyên liệu lại với nhau.
  • Dùng vỏ chanh chà nhẹ lên da bị viêm từ 3 – 5 phút rồi rửa lại với nước sạch.
  • Sau đó, thoa hỗn hợp đã chuẩn bị lên da, massage khoảng 20 phút, rửa lại bằng nước ấm.
  • Thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần và kiên trì trong 2 tháng để nhanh chóng khỏi bệnh.

Trị viêm lỗ chân lông bằng muối

Muối không còn là thành phần quá xa lạ đối với chúng ta, không những là loại gia vị không thể thiếu trong việc chế biến món ăn mà còn có tác dụng chữa bệnh, làm giảm tình trạng mẩn đỏ, ngứa trên da. Sử dụng muối trong việc chữa viêm nang lông là bài thuốc dân gian hiệu quả không thể bỏ qua.

Trị viêm lỗ chân lông bằng muối
Trị viêm lỗ chân lông bằng muối

Cách thực hiện:

  • Làm sạch cơ thể bằng nước ấm
  • Cho một lượng muối vừa đủ vào khăn ẩm, nhẹ nhàng lau vùng bị viêm lỗ chân lông trong vòng 3 phút, tránh chà sát quá mạnh có thể dẫn đến bị xước da, xót và gây mủ nặng.
  • Rửa lại với nước sạch và lau khô.

Sử dụng phương pháp này đều đặn 1 – 2 lần một tuần. Không lạm dụng quá nhiều tránh tính oxy hoá của muối khiến da khô ráp.

Trị viêm nang lông bằng trà xanh

Trà xanh có chưa chất oxy hoá giúp làm sạch và loại bỏ vi khuẩn hiệu quả. Sử dụng lá trà xanh cho viêm nang lông còn giúp giảm tình trạng thâm vùng da dưới cánh tay, điều tiết mùi mồ hôi,..Phương pháp sử dụng lá trà xanh cực kì đơn giản như sau:

  • Lấy từ 3-4 lá trà rửa sạch, bỏ vào nồi nước nhỏ và đun sôi, để nguội.
  • Sử dụng khăn tắm hoặc sơ mướp, nhúng vào nước trà và tiến hành rửa vùng da dưới cánh tay, không chà quá mạnh tay, điều này làm lây lan các nốt nhọt mủ.
  • Rửa sạch và lau khô bằng khăn bông.

Thực hiện đều đặn mỗi ngày hoặc 3-4 lần một tuần, ngoài ra phải hạn chế đổ mồ hôi dưới cánh tay, không tự ý nặn mụn hay nhổ các sợi lông bằng nhíp.

Lưu ý

Tắm và tẩy da chết thường xuyên

Bạn nên làm sạch da với sữa tắm/xà phòng 2 lần/ngày, xà phòng có chứa salicylic acid, tẩy tế bào chết 2 lần/ tuần. Sau đó bạn hãy lau khô người bằng khăn sạch và tránh dùng chung khăn với người khác. Ngoài ra, sử dụng nước nóng và nước giặt gốc thực vật để giặt quần áo và khăn tắm đã chạm vào vùng da viêm nang lông.

Đắp khăn ấm

Đắp khăn thấm nước ấm sẽ giúp làm dịu lỗ chân lông bị sưng và đau. Bạn nên sử dụng khăn mới hoặc khăn đã tiệt trùng bằng cách cho khăn vào đun sôi hoặc làm sạch bằng nước giặt kèm nước ấm.

Lưu ý
  • Đun 500ml nước, để nguội bớt khi nước ấm hoặc bằng nhiệt độ phòng
  • Thêm 1 thìa cà phê muối ăn và khuấy đều
  • Ngâm khăn vào dung dịch nước muối pha loãng rồi vắt bớt nước
  • Ấn nhẹ khăn lên vùng da bị viêm
  • Lặp lại nhiều lần trong ngày, mỗi lần dùng khăn sạch

Các sản phẩm trị viêm nang lông

Kem trị viêm nang lông Acid Fusidic

Acid Fusidic được biết đến là một loại kháng sinh bôi tại chỗ, có tác dụng điều trị tình trạng viêm nhiễm ngoài da. Hoạt chất của kem là Acid Fusidic có cấu trúc Steroid thuộc nhóm Fusinadines. Đây là chất có tính kháng khuẩn mạnh, giúp nhanh chóng loại bỏ các loại virus, vi khuẩn, các loại nấm gây bệnh viêm nang lông.

Kem trị viêm nang lông Acid Fusidic
Kem trị viêm nang lông Acid Fusidic
  • Kháng khuẩn tại chỗ và được dùng ngoài da để giảm những tổn thương trên da.
  • Tiêu diệt mầm bệnh, vi khuẩn, cải thiện tình trạng da bị nhiễm trùng nhiều ngày.
  • Không chỉ điều trị viêm nang lông, thuốc còn được chỉ định dùng khi có tổn thương da nông hoặc da sâu.
  • Thuốc khá an toàn, hầu hết không gây ra tác dụng phụ nào trên da.

Kem trị viêm lỗ chân lông Silver Sulfadiazin 1%

Kem bôi Silver Sulfadiazin 1% là sản phẩm có chứa sulfadiazin bạc, một thành phần có tác dụng kháng khuẩn và giảm viêm. Cơ chế hoạt động của thuốc thông qua phản ứng giữa bạc nitrat và sulfadiazine và được sử dụng dưới dạng kem bôi để phòng và điều trị nhiễm khuẩn gây viêm nang lông và các vết thương bỏng cấp độ 2 và cấp độ 3.

Mỡ mupirocin

Mỡ mupirocin là loại thuốc không quá mới trong ngành da liễu. Chúng được ứng dụng rộng rãi trong các bệnh lý để tống khứ tạm thời các vi khuẩn gây viêm và tổn thương da. Đây cũng là một loại kháng sinh tại chỗ hoạt động bằng cơ chế ngăn cản sự tăng trưởng của một số loại vi khuẩn.

Mỡ mupirocin
Mỡ mupirocin

Trong bệnh viêm nang lông mỡ mupirocin 2% được sử dụng 3 lần/ ngày. Ngoài tác dụng chính thì thuốc có thể gây nên một số phản ứng dị ứng như phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.

Kem bôi Gentrisone

Gentrisone là kem bôi chuyên giải quyết các vấn đề về da liễu thường gặp, trong đó có bệnh viêm nang lông. Sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi công ty TNHH Dược phẩm Shin Poong Daewoo Việt Nam.

Một số thành phần chính trong kem bôi là gentamicin sulfate, cetanol, clotrimazole, betamethasone dipropionate,… Khi các thành phần trên được da hấp thụ sẽ mang lại hiệu quả chống viêm, tiêu diệt tác nhân gây hại và đẩy lùi triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Ngoài ra, sản phẩm còn có thể sử dụng để cải thiện sắc tố da và làm mờ các đốm đỏ trên da.

Câu hỏi thường gặp

Nguyên nhân viêm lỗ chân lông?
Viêm lỗ chân lông là gì?

Sponsored Links:

'
'