PHÒNG BỆNH HÔ HẤP – TRUYỀN NHIỄM MÙA CAO ĐIỂM – ĐỂ TRẺ KHÔNG BỊ LÂY CHÉO BỆNH CỦA NHAU.

PHÒNG BỆNH HÔ HẤP – TRUYỀN NHIỄM MÙA CAO ĐIỂM – ĐỂ TRẺ KHÔNG BỊ LÂY CHÉO BỆNH CỦA NHAU.

✔️Thời tiết giao mùa, mưa tăng, độ ẩm nhiều, các loại virút, vi khuẩn dễ phát triển, trong khi thay đổi thời tiết sức đề kháng của trẻ lại giảm nên trẻ dễ mắc bệnh.

✔️Trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên có triệu chứng ho, có thể kèm theo sổ mũi, sốt… Khoảng 70% trẻ mắc bệnh sẽ khỏi bệnh, số còn lại sẽ bị viêm đường hô hấp dưới như xuống phổi gây viêm phổi, ở trẻ dưới 2 tuổi gây viêm tiểu phế quản, viêm phế quản…

????Nhiều trẻ bị biến chứng của bệnh viêm phổi như hoại tử phổi, ápxe phổi, viêm mủ màng phổi. Những biến chứng này vài năm nay lại có chiều hướng tăng. Điều trị những biến chứng này cần nhiều thời gian, tốn kém, chưa kể trẻ có nguy cơ tử vong cao hơn, một số trẻ bị cắt một phần phổi.

???? Nguyên nhân nặng có thể do vi khuẩn kháng thuốc, trẻ từng sử dụng liên tục nhiều loại kháng sinh, những loại thuốc có khả năng ức chế miễn dịch tức là giảm sức đề kháng như sử dụng thuốc corticoid, hoặc thuốc hạ sốt một số nhóm có tác dụng hạ sốt tốt nhưng lại có tác dụng ức chế miễn dịch.

✔️ Về bệnh nhiễm, nguyên nhân dẫn đến bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết và sởi diễn biến rộng và biến chứng nhiều như hiện nay là do chu kỳ dịch, khí hậu, thời tiết không ổn định. Đặc biệt, nguyên nhân khiến bệnh sởi năm nay tái phát là do việc tiêm chủng vắcxin phòng bệnh cho trẻ bị nhiều phụ huynh bỏ qua…. Bên cạnh đó, có nhiều bệnh nhi chỉ bị viêm phế quản, hô hấp, tiêu chảy sau khi vào bệnh viện điều trị thì bị lây sởi, tay chân miệng… Do trẻ đã mắc các bệnh trước đó, sức đề kháng còn yếu nên khi mắc thêm sởi biến chứng sang suy hô hấp sẽ rất nhanh.

✅Khi đưa con đi khám, để tránh tình trạng lây nhiễm chéo từ nguồn bệnh khác, thì phụ huynh và bệnh nhân nhi nên đeo khẩu trang y tế, tránh xa nơi tập trung đông người. Nếu trong trường hợp phải xếp hàng lấy số khám bệnh thì để một người lớn ở lại xếp hàng, một người khác nên đưa trẻ ra chỗ thoáng mát nơi có ít người tập trung.

✅Khi có con bị bệnh nhiễm, các bậc phụ huynh phải thường xuyên rửa mặt, lau miệng cho bé, thay ga, đệm, quần áo để bảo đảm giữ vệ sinh cho trẻ. Lau người cho trẻ hằng ngày bằng khăn sạch, mềm hoặc có thể tắm cho trẻ với điều kiện phòng tắm kín, tránh gió lùa để tránh cơ thể trẻ bị viêm nhiễm.

✅Trong thời điểm dịch hô hấp lan rộng, nên hạn chế cho trẻ đi chơi ở các khu vui chơi giải trí, nơi tập trung đông người. Nếu trẻ bị ốm sốt thì cho trẻ nghỉ học để tránh tình trạng lây lan dịch bệnh.

✅Người nhà bệnh nhân nên đưa trẻ đi khám tại các tuyến y tế cơ sở để theo dõi, sàng lọc, chẩn đoán điều trị một cách tốt nhất. Tuy nhiên phương pháp phòng chống hữu hiệu nhất là vẫn phải đưa trẻ đi tiêm vắcxin đầy đủ kể cả các mẹ đang chuẩn bị có bầu thì nên đi tiêm phòng mũi Sởi – thủy đậu – rubella để sau khi sinh bé, kháng thể sởi sẽ có ngay trong sữa mẹ để bảo vệ bé trong những tháng đầu đời.
Nguồn: BV Nhi đồng TP. HCMa

Tags:

Sponsored Links:

'
'