Tuyệt chiêu cho cha mẹ trị sự bướng bỉnh của trẻ

Khái niệm Tantrum

Tantrum là thuật ngữ mô tả các hành vi ương bướng, la hét, khóc đòi bằng được, tức giận, đánh lại cha mẹ, nằm khóc ăn vạ thường xảy ra ở trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 1 – 5 tuổi. Theo Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ, Tantrum là 1 hành vi bình thường trong giai đoạn phát triển của trẻ do trẻ chưa có đủ ngôn ngữ và nhận thức để diễn đạt điều trẻ muốn hay không muốn. Thực tế, trẻ thường dùng tantrum để cho bạn biết trẻ cần giúp đỡ khi gặp rắc rối (Ví dụ, trẻ không biết cách chơi 1 món đồ chơi), để đạt được điều trẻ muốn (ví dụ, đòi kẹo khi tính tiền ở siêu thị), để ngăn bạn đưa vào một hoạt động trẻ thấy chán (Ví dụ, trẻ không muốn vào khu vực nhà sách, trẻ thích quầy đồ chơi)… Điều này có nghĩa là trẻ sẽ có những lúc gặp khó khăn về điều khiển cảm xúc, sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt. Dẫn đến kết quả, cơn lốc tantrum có thể hình thành.

Cha mẹ là người có thể giúp trẻ học được những bài học sau mỗi lần tantrum. Những bài học đó giúp trẻ phát triển những kỹ năng như kiểm soát cảm xúc, phát triển nhận thức và thể hiện rõ ràng những điều muốn và không muốn.

5 cấp độ của cơn lốc Tantrum ở trẻ

Potegal M., ĐH Minnesota, Mỹ đã đưa ra 5 cấp độ của cơn lốc Tantrum mà trẻ sẽ đi qua:

CẤP ĐỘ 1: GIẬN DỮ.

Điều này cha mẹ có thể nhận ra thông qua tiếng hét hoặc la khóc rất lớn hoặc trút cơn giận dữ vào vật thể, bản thân của trẻ hoặc người khác. Tuy nhiên, thời gian nó diễn ra khá ngắn và chỉ dài khi có ai đó tác động vào cảm xúc này.

CẤP ĐỘ 2: GIẬN DỮ VÀ BUỒN BÃ:

Trẻ Bắt đầu bằng sự mếu máu, khóc và giẫy giụa nhưng có xu hướng giảm dần. Thời gian diễn ra khá dài, chiếm 40% tổng thời gian tantrum của trẻ.

CẤP ĐỘ 3: ĐỪNG CHẠM TÔI.

Bắt đầu những biểu hiện giẫy nẩy lên khi bạn cố chạm vào bé hoặc dỗ dành bé. Thời gian diễn ra khá ngắn, chiếm 10% tổng thời gian tantrum.

CẤP ĐỘ 4: “TÔI CẦN CÁI ÔM”

Trẻ bắt đầu với biểu hiện trẻ giảm đi những thái quá, nhìn ngó xung quanh, cơn khóc có thể vẫn còn, nhưng chịu khó nín khóc khi nghe ai đó nói đến bé. Thời gian này cũng khá ngắn, chỉ tầm 10%

CẤP ĐỘ 5: HẾT GIẬN.

Não bộ trẻ nhỏ khó có thể mang cơn giận giữ hơn 1 tiếng đồng hồ vì trẻ luôn trong trạng thái học hỏi cảm xúc. Bạn sẽ để ý trẻ sẽ quên và chơi lại món đồ đó hoặc bạn đó bình thường.

QUY LUẬT TATRUM

Bất cứ tác động nào lên cấp độ 1, 2 và 3 đều dẫn đến sự kéo dài cấp độ 2 ở lần tantrum khác.

Bất cứ tác động nào lên cấp độ 2 (VD cha mẹ dụ dỗ hay đánh lừa trẻ bằng bánh hay,mua đồ chơi) để bé quên và chuyển sang cấp độ 5 thì tantrum lần sau sẽ mãnh liệt hơn và bạn phải dụ lớn hơn.

Tác động tốt nhất: Hãy để bé tự trải qua cấp độ 1,2, 3 trong an toàn và điều này sẽ làm bé trưởng thành hơn trong cảm xúc, hãy tác động vào cấp độ 4 để bé tự nhiên trải qua cấp độ 5 là được khuyên.

Hướng dẫn giúp bạn ứng phó cơn lốc Tantrum ở trẻ

Cơn lốc có thể xảy ra bất cứ lúc nào, điều quan trọng là bạn nên có những kỹ năng cần thiết để ứng phó. Đây là hướng dẩn.

  1. Hãy cắt ngay nguồn năng lượng gây ra tantrum, đừng lo lắng khi tantrum quá đà ở cấp độ 1,2 và bạn chỉ đơn thuần im lặng, và cất những món đồ hoặc giải quyết tình huống gây ra sự tantrum ở bé.
  2. Bạn phải đủ cứng rắn và kiên nghị trong suốt thời gian tantrum diễn ra ở cấp độ 1,2 và 3. Làm gì khi cơn lốc đang qua giai đoạn 1,2 và 3? Hãy pha 1 tách trà và tận hưởng ly trà của bạn. Nên nhớ rằng đảm bảo bạn ở đủ gần để biết bé tantrum như thế nào để quyết định có cần dùng “Chiếc thang cứu sinh” không.
  3. Bạn không được khuyên là dùng đồ chơi hay dụ dỗ bé vì làm vậy bé sẽ không học được cách chấp nhận và thay đổi trong cảm xúc.
  4. Khi bé ở cấp độ 4, bạn có thể nói chuyện và đừng ngại cho bé cái ôm và tha thứ. Đây là lúc mẹ con ta cùng nói chuyện.

“Chiếc thang đặc biệt “

Sử dụng “Chiếc thang đặc biệt” lúc cần thiết

Chiếc thang đặc biệt là công cụ cha mẹ dùng để tạo ra 1 khoảng dừng trong biến cố hành vi nào đó của trẻ đang phát triển, đang bùng cháy dữ dội thành cơn lốc tantrum. Tại thời điểm này, mọi tác động của cha mẹ chỉ làm trẻ trở nên bướng bỉnh và khó kiểm soát cảm xúc hơn. Bộ công cụ này sẽ giúp giảm nguồn tác động của cha mẹ – được ví như nguyên liệu làm bùng cháy hơn cơn lốc tantrum ở giai đoạn 2. Khi không còn năng lượng, trẻ sẽ trở lại trạng thái bình thường và bài học về biến cố nên được dạy trẻ khi Tantrum kết thúc.

3 công cụ “Chiếc thang đặc biệt

 1. Công cụ Distraction:

Bạn có thể hướng trẻ đến 1 sự chú ý khác. Công cụ này chỉ nên dùng khi trẻ nhỏ hơn 15 tháng tuổi.

  • Sử dụng công cụ này như thế nào?

Các bé nhỏ thường có sự tập trung rất ngắn vào 1 sự vật hoặc hành động. Do đó, công cụ đánh lạc hướng là có thể sử dụng, nhưng các bé lớn hơn 15 tháng tuổi không khuyến khích vì lúc này các bé đã phát triển nhận thức độc lập và có thể nhớ. Do đó, nếu đánh lạc hướng ở bé lớn có thể không hiệu quả tantrum, mà còn làm tantrum kéo dài ở giai đoạn 2.

  • Một số hoạt động đánh lạc hướng thông dụng được khuyên:

Khi bé đòi món đồ chơi nào đó, hãy bế bé sang hướng khác và chỉ vào một người nào đó để chuyển hướng chú ý của trẻ. Lúc này, bạn hãy mô tả 1-2 câu về hướng mới để trẻ quên món đồ chơi trước đó.Tránh hứa hẹn sẽ mua món khác hoặc mua lúc khác vì điều này làm trẻ khó bị đánh lạc hướng.

Khi trẻ đòi thiết bị điện tử như điện thoại, ipad hay promote TV, bạn hãy chạy 1 đoạn video để tải 1 phút và tắt wifi. Sau khi bé xem hết 1 phút thì video tự tắt. Với promote TV bạn có thể tháo pin. Khi trẻ cảm thấy mất hứng với những thiết bị “dỏm” bạn đưa, trẻ có thể quấy khóc, lúc này bạn mang 1 vài món đồ chơi có nhạc hoặc trống để đánh lạc hướng bé.

2. Công cụ 1-2-3 Go & Magic

Cha mẹ có thể dùng nó để quy ước 1 khoảng thời gian nhất định với trẻ để trẻ hoàn tất phần công việc còn lại của trẻ trước khi cơn lốc tantrum trở nên lớn. Nó nên là 1 phút, 2 phút hoặc tối đa là 3 phút. Hết số phút quy ước, trẻ cần phải kết thúc công việc.

Sử dụng công cụ  này như thế nào?

Công cụ này nên dùng khi trẻ dây dưa trong 1 hoạt động nào đó.

Bạn nên quy ước một khoảng thời gian nhất định để trẻ kết thúc hoạt động này và bé sẽ làm gì nếu bé không thực hiện quy ước. Ví dụ, con sẽ có 3 phút để cất những quyển truyện lên kệ và sau 3 phút nếu con không cất, con sẽ không được xem những quyển truyện này từ bây giờ đến sáng mai.

Để thành công, bạn nên giữ đúng quy ước nếu trẻ phá luật. Trước những giây cuối cùng, bạn nên cho bé lời nhắc duy nhất cũng là cuối cùng. Sau thời gian đó, quy ước phải được thực thi với khuôn mặt nghiêm của bạn. Nếu bé giữ đúng quy ước, một lời động viên trẻ là cần thiết. Cấu trúc lời động viên nên là: [Khen về nổ lực trẻ vừa làm] + [hướng tới một hoạt động khác]. Ví dụ: Mẹ rất hài lòng vì con dọn dẹp rất sạch sẽ. Nào xuống bếp với mẹ, có món này mẹ cần con phụ lắm nè!

Nếu trẻ phá quy ước và bắt đầu xuất hiện cơn lốc tantrum, bạn có thể dùng công cụ time-out bên dưới.

3. Công cụ Time-out:

Khi bạn sử dụng công cụ số 1 hoặc số 2 không thành công hoặc trẻ có xu hướng tự làm đau bản thân hay người khác, bạn có thể sử dụng công cụ Time-out. Time-out cũng có ích trong một số hành vi sai khác như trẻ làm việc nguy hiểm (nghịch hóa chất hoặc tự ý chạy ra đường) hoặc trẻ làm sai luật mà bạn và bé đã quy ước (VD sau 3 phút của quy ước 1-2-3 Go & Magic, trẻ vẫn bướng bỉnh).

Sử dụng công cụ này như thế nào?

Quy ước trước với trẻ một nơi trong nhà gọi là “Vùng time-out”. Nơi này có thể là 1 chiếc ghế ở góc tường hoặc 1 khu vực nào đó, mà nơi đó cần tránh các tác nhân chi phối trẻ khi thực hiện time-out như TV , giường, ghế sofa hoặc đông người nhà đang sinh hoạt. Bạn cũng sẽ nói trước với trẻ rằng, khi con vi phạm luật, con sẽ phải vào vùng time-out này và mẹ sẽ không nói chuyện với con trong suốt thời gian time-out.

Khi trẻ vi phạm, bạn bế bé hoặc yêu cầu bé vào ngay vùng time-out và cho trẻ biết lí do ngắn gọn tại sao con lại vào vùng time-out, ví dụ “Bin, con hãy vào đứng im lặng vào góc tường (vùng time-out) trong 2 phút vì con vừa mở tất cả hộp thuốc của mẹ mà không xin phép mẹ”. Lúc này thái độ của bạn nghiêm và không để ý đến trẻ, thậm chí trẻ la hét. Bạn không nên đôi co, chửi mắng hay chấp nhận lời xin lỗi của bé khi lệnh time-out đã ra. Số phút trẻ ở trong vùng này = số tuổi con bạn. Ví dụ, bé 2 tuổi thì sẽ ở đây 2 phút.

Sau khi time-out kết thúc, bạn hãy nói chuyện chi tiết hơn cho bé nghe tại sao con lại ngồi đây và làm sao để lần sau con không ngồi ở đây nữa.

Trẻ em được ví như những cây non, các em sẽ phát triển tốt, lớn khỏe nếu được chăm sóc và dạy dỗ đúng cách. Việc dạy trẻ không chỉ dừng ở dạy tri thức, mà quan trọng hơn hết là phát triển nhân cách, vì vậy hãy có phương pháp dạy trẻ khoa học và áp dụng ngay khi bé còn nhỏ. Chúc các cha mẹ thành công.

Tags:

Sponsored Links:

'
'