CÁC BỆNH TRẺ EM THƯỜNG MẮC PHẢI TRONG MÙA MƯA

Đây là bài viết 93 / 286 trong series Lời khuyên sức khỏe

CÁC BỆNH TRẺ EM THƯỜNG MẮC PHẢI TRONG MÙA MƯA. Mùa mưa là mùa sinh sản của muỗi và cũng là mùa phát triển của các siêu vi đường hô hấp, đường tiêu hóa. Có thể nói, trong mùa mưa các bệnh chủ yếu nhất hay gặp ở trẻ em là: Bệnh sốt xuất huyết, các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp và các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Đây cũng là những bệnh dễ gây tử vong hơn cả.

Trong các siêu vi đường hô hấp, hay gặp hơn cả là siêu vi Influenzae, và APC (Adeno-Pharyngo-Conjunctival).

  • Siêu vi Influenzae gây bệnh cúm, còn gọi là bệnh cảm cúm.
  • Siêu vi APC có thể gây bệnh ở 3 nơi: Viêm hạch, viêm họng và viêm màng tiếp hợp (đau mắt đỏ), trong đó chủ yếu nhất, hay thấy nhất là viêm họng.

Thật ra, cả cảm cúm và viêm họng đều dẫn tới các biến chứng hô hấp, chủ yếu là viêm phế quản và viêm phổi, gọi chung là nhiễm khuẩn đường hô hấp. Ngoài ra, mùa mưa cũng là mùa phát triển của các tác nhân gây bệnh đường tiêu hóa. Gây bệnh tiêu chảy chủ yếu là các vi khuẩn E.coli, Campylobacter và siêu vi Rotavirus; Gây kiết lỵ là các vi khuẩn Shigellaký sinh trùng Amibe; Cuối cùng, các vi khuẩn Salmonella, thủ phạm gây ra bệnh sốt thương hàn, cũng là một vi khuẩn thuộc đường tiêu hóa, luôn luôn gây bệnh trong mùa mưa. Các loại bệnh này (tiêu chảy, kiết lỵ, sốt thương hàn) được gọi chung là nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

♦️1. Bệnh viêm đường hô hấp cấp:

Thường gặp như: viêm mũi họng, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, hen phế quản (suyễn).
👉
Phòng bệnh:
– giữ ấm cổ cho bé khi ngủ tránh nhiễm lạnh;
– giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ;
– hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người, hạn chế cho trẻ ra ngoài đường khi trời mưa.
– Cho trẻ khám bệnh ngay khi trẻ ho, sốt, thở mệt, thở nhanh.

♦️2. Bệnh sốt xuất huyết:

Sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do siêu vi Dengue gây ra; bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường tăng cao vào mùa mưa và có thể trở thành dịch, diễn tiến nặng bất ngờ, gây tử vong cao nếu không điều trị kịp thời.
👉Phòng bệnh:
– Không cho muỗi chích bé như cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ mùng cả ban đêm lẫn ban ngày;
– Sử dụng nhang muỗi, thuốc xịt muỗi, vợt điện, thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ trẻ mọi lúc, cả ngày lẫn đêm.
-Triệt tận gốc muỗi và lăng quăng như: đậy kín các lu, hũ, bể chứa nước, không tạo điều kiện cho muỗi phát triển.
– Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ, thoáng mát.
– Phát quang bụi rậm quanh nhà; dọn dẹp và khơi thông cống rãnh.
-Chi trẻ khám bệnh ngay khi trẻ sốt cao liên tục
 

♦️3. Bệnh tay chân miệng:

 
Virút gây bệnh xảy ra quanh năm nhưng có xu hướng tăng mạnh vào tháng 5 và 9 hàng năm, bệnh gặp nhiều nhất ở trẻ từ 3 – 5 tuổi.
Hiện nay vẫn chưa có vắcxin đặc hiệu để phòng bệnh, cho nên cần thực hiện tốt các biện pháp để phòng bệnh.
👉Phòng bệnh:
– Ăn chín uống sôi, thường xuyên rửa tay – chân bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, trước khi ăn và sau khi đi tiêu.
– Tránh tiếp xúc với người bệnh Tay chân miệng.
– Cho trẻ nghỉ học khi trẻ bị bệnh Tay chân miệng ( khoảng 1 tuần)
– Cho trẻ khám bệnh ngay khi trẻ đau họng, bỏ ăn, lòng bàn tay chân nổi nốt đỏ.

Sponsored Links:

'
'