Vì sao nên cho nhân viên nghỉ ngày thứ 7?

Vì sao không nên làm việc ngày thứ 7 ? Có nên cho nhân viên nghỉ ngày thứ 7 hay không? Tại sao? Điều 68, Luật Lao Động quy định: Thời gian làm việc không quá 8 giờ/ngày và 48 giờ/tuần. Như vậy việc làm việc cả ngày thứ 7 là hoàn toàn đúng theo quy định pháp luật. Tuy nhiên xét thấy ban lãnh đạo nên xem xét việc cho nhân viên khối văn phòng nghỉ chiều thứ 7 (tức chỉ làm việc từ 8h00 – 12h00 các ngày trong tuần) (thậm chí dần dần nên tiến tới nghỉ cả ngày thứ 7) bởi 1 số lợi ích cho cả công ty và người lao động sau:

I – Đối với công ty

1. Giúp cắt giảm chi phí và tăng năng suất lao động

Ý tưởng về chế độ làm việc 5 ngày/tuần ra đời từ cuộc khủng hoảng tài chính trong thập niên 70 của thế kỉ trước. Tuy nhiên do 1 vài tư tưởng chưa thoát của các chủ doanh nghiệp thời đó nên chế độ này chưa được áp dụng. Và không phải ngẫu nhiên khi nó lại được lôi ra và chính thức được áp dụng trong cuộc đại suy thoái kinh tế năm 1929, và lí do không gì khác ngoài tác dụng cắt giảm chi phí và tăng năng suất lao động mà nó mang lại. Thiết nghĩ DETEC cũng nên cân nhắc đến khía cạnh này để giúp cải thiện môi trường làm việc cũng như năng suất năng lao động của nhân viên, nhất là trong tình trạng nền kinh tế vẫn chưa mấy khả quan hiện nay. Cụ thể:

– Thứ 7 hiện vẫn đang là ngày làm việc bình thường đối với khối sản xuất và văn phòng (trừ đào tạo) ở DETEC, tuy nhiên lại là ngày nghỉ của rất nhiều các công ty khác. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý làm việc của nhân viên, gây ra hệ quả là làm việc không hiệu quả, năng suất lao động thấp. Nhất là ngay trong nội bộ DETEC cũng có bộ phận được nghỉ chiều thứ 7.

– Có 2 thực tế thường xảy ra mà không thể phủ nhận:

Thứ nhất: Đối với 1 số nhân viên, họ thường có tâm lý cố gắng làm việc nghiêm túc tất cả các ngày trong tuần để giảm bớt khối lượng công việc cuối tuần. Kết quả là đến thứ 7 họ thường đi làm muộn hơn và về sớm hơn, thời gian trong ngày làm việc thảnh thơi (tương ứng với năng suất lao động thấp). Vậy là công ty vẫn phải mất những chi phí tương tự như ngày bình thường (điện, nước, ăn trưa,…) để chi trả cho những hiệu suất thấp hơn ngày thường, và điều này là không hiệu quả.

Thứ hai: Nhóm tâm lý số đông, hiệu suất làm việc chỉ thực sự cao khi vào ngày cuối tuần, áp lực hoàn thành công việc đè nặng. Do đó việc giảm thời gian làm việc trong 1 tuần sẽ khiến họ phải tăng tốc độ giải quyết khối lượng công việc tương đương trong thời gian ngắn hơn. Điều này giúp tăng hiệu suất làm việc trong tuần và cắt giảm được chi phí nửa ngày (hoặc 1 ngày làm việc).

– Ngoài ra việc tăng thời gian nghỉ cuối tuần cho nhân viên vô hình chung lại có tác dụng khiến nhân viên cảm thấy dường như áp lực về khối lượng công việc được giảm bớt (vì thay vì phải làm việc 6 ngày như mọi khi thì giờ chỉ phải làm 5 ngày rưỡi (hoặc 5 ngày)). Tuy nhiên trên thực tế họ không hề biết rằng chính họ sẽ phải biết cách sắp xếp công việc và tăng tốc để hoàn thành công việc trong thời gian ngắn hơn. Vậy là cả công ty và người lao động đều có lợi.

– Theo nguyên lý 80/20 thì 80% kết quả công việc là do 20% thời gian làm việc mang lại. Vậy tại sao ta không ta không giảm bớt khoảng thời gian 80% không hiệu quả kia đi bởi giảm thời gian sẽ đi cùng với giảm chi phí.

– Con số thực tế chứng mình: Rex Facer, 1 nhà khoa học của đại học Brigham Young ở Mỹ đã phỏng vấn 151 giám đốc nhân sự tại các thành phố lớn tại Mỹ về hiệu quả của việc tăng thời gian nghỉ cuối tuần. Kết quả là 64% số người được hỏi nói rằng tinh thần làm việc của nhân viên của họ tăng; 41% cho biết công ty tăng năng suất lao động, chỉ có 9% có kết quả ngược lại.

2. Tăng sự gắn kết của nhân viên với công ty

Một nghiên cứu của đại học CKNU Đài Loan đã chỉ ra rằng lí do số 1 khiến 1 người không muốn nhảy việc đó là họ có 1 người bạn thân ở công ty đó. Do đó việc nghỉ thêm chiều thứ 7 sẽ tạo điều kiện cho mọi người có thời gian tụ tập, đi ăn, cùng tham gia các hoạt động gắn kết vào buổi chiều. Điều này sẽ giúp tăng sự thấu hiểu giữa các đồng nghiệp trong công ty, giúp phối hợp nhịp nhàng hơn trong công việc.

Ngoài ra công ty cũng có thể tận dụng thời gian chiều thứ 7 cho 1 số hoạt động sau mà vẫn đảm bảo cho nhân viên có thời gian nghỉ ngơi riêng tư vào cuối tuần:

– Đào tạo nội bộ

– Các hoạt động teamwork,nâng cao năng lực nhân viên

– Các hoạt động xã hội (nhất là khi quỹ từ thiện được thành lập)

Việc tổ chức vào chiều thứ 7 sẽ bớt áp lực và mệt mỏi hơn vào khoảng thời gian buổi tối sau giờ làm như hiện nay.

3. Tăng thời gian cho nghiên cứu, tìm tòi, ý tưởng KAIZEN

Thực tế nhân viên không phải lúc nào cũng có thời gian rảnh để đào sâu suy nghĩ cho những sáng kiến mới bởi họ luôn bị lấp đầy bởi những công việc theo kế hoạch. Thời gian nghỉ cuối tuần 1 ngày thậm chí còn không đủ cho những kế hoạch riêng tư và nhu cầu nghỉ ngơi, do vậy không tạo được động lực để nhân viên đào sâu suy nghĩ và cống hiến cho những ý tưởng mới. Chính vì vậy, tăng thời gian nghỉ sẽ giúp tạo năng lượng để tái tạo sức lao động, thúc đẩy sự sáng tạo và tinh thần làm việc hăng say.

II – Đối với nhân viên

1. Giúp cân bằng cuộc sống, dành thời gian cho gia đình, bạn bè, các hoạt động xã hội.

2. Rất nhiều hội thảo, chương trình nâng cao năng lực,phát triển bản thân của các tổ chức phi chính phủ đều tổ chức vào thứ 7, nên việc phải đi làm vào thứ 7 là 1 thiệt thòi lớn đối với nhân viên.

3. Nhân viên của DETEC hầu hết đều có quê xa, nghỉ 1 ngày không đủ thời gian về quê nên dẫn đến tình trạng nhân viên hay xin nghỉ vào thứ 7 hoặc thứ 2, dẫn đến thiếu nhân sự, gây ảnh hưởng đến tiến độ công việc.

III – Hướng giải quyết đối với khách hàng và tiến độ công việc

Đừng quá lo lắng về việc khách hàng sẽ phát điên lên nếu họ gọi điện đến công ty vào thứ 7 mà vấn đề của họ không được giải quyết.

1. Chúng ta sẽ thông báo với khách hàng thời gian làm việc của DETEC và đề nghị được sự phối hợp từ họ về việc áp dụng thời gian làm việc mới này. Một sự hợp tác bền vững đòi hỏi mỗi bên đều có quyền tôn trọng và thấu hiểu văn hóa làm việc của nhau. Nó không khác là mấy việc chúng ta nghỉ làm ngày chủ nhật. Hơn nữa không phải DETEC là công ty đầu tiên áp dụng ngày nghỉ chiều thứ 7. Họ sẽ hiểu! (tất nhiên là sau 1 khoảng thời gian và không tránh khỏi 1 vài khó khăn).

2. Đối với bộ phận sản xuất hoặc chăm sóc khách hàng có thể vẫn duy trì thời gian làm thêm giờ nếu cần thiết và tất nhiên cần có chế độ lương tương ứng hợp lý để đảm bảo quyền lợi công bằng giữ các bộ phận.

Tags:

Sponsored Links:

Trả lời

'
'