Ngạt mũi và cách điều trị

Ngạt mũi, khó thở là tình trạng tình trạng thường gặp khi cơ quan hô hấp của bạn bị các tác nhân bên ngoài gây tổn thương. Không chỉ gây khó chịu cho người mắc, ngạt mũi sẽ khiến bạn phải thở nhiều bằng miệng, từ đó có thể dẫn tới những bệnh khác như ho, cúm, viêm mũi dị ứng…Vì thế, việc phòng chống và điều trị ngạt mũi là vô cùng quan trọng và ai cũng nên trang bị cho mình kiến thức để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày

1. Định nghĩa

Ngạt mũi là một trong những triệu chứng thường gặp, không chỉ xuất hiện ở các bệnh nhân bị xoang mà còn là việc rối loạn cơ năng thông thường. Ngạt mũi có thể gặp ở 1 hoặc cả 2 hốc mũi, có thể ở mức độ nhẹ nhưng cũng có thể tới mức độ nặng gây thiếu oxi, chảy nước mũi, giảm ngửi, hắt hơi…

2. Nguyên nhân

Viêm nhiễm: viêm xoang, viêm mũi, viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp trên,…

Cảm cúm, cảm lạnh đơn thuần cũng có thể ngạt mũi.

Dị ứng: ở những người có cơ địa dị ứng, việc tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi nhà, phấn hoa, lông thú vật, thức ăn bị dị ứng,… cũng có biểu hiện ngạt mũi, sổ mũi gây nên khó thở. Đặc biệt, trong các trường hợp dị ứng nặng, khó thở không đơn thuần chỉ do ngạt mũi mà còn có thể do co thắt các cơ của đường hô hấp, khi đó, người bệnh có biểu hiện khó thở nặng, cần được xử trí kịp thời, nếu không có thể xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Dị dạng khoang mũi: lệch vách ngăn mũi, khối u, polyp trong mũi,… những nguyên nhân này cần được loại trừ nhất là khi ngạt mũi kéo dài.

Các yếu tố như: sức đề kháng yếu (trẻ nhỏ, người cao tuổi, người đang mắc những bệnh khác như tiểu đường,…), thường xuyên tiếp xúc với không khí khô, lạnh, ô nhiễm,… là những yếu tố thuận lợi khiến người bệnh dễ mắc bệnh hơn.

3. Xử lý khó thở, ngạt mũi

Làm thông thoáng mũi: rửa mũi bằng natriclorid 0.9 %, hút dịch mũi, xì nhẹ từng bên.
Rỏ mũi bằng các thuốc gây co mạch: ephedrin 1-3%, naphtazolin 0.5-1 % ( không dùng cho trẻ sơ sinh) , trong trường hợp này có thể thay thế bằng adrenalin 0.1% pha loãng.
Xông hơi: HƠi nước ấm có pha dầu thơm

Nâng cao sức đề kháng: đây là biện pháp quan trọng, nhất là khi bạn bị cúm, cảm lạnh bởi trong trường hợp này bạn không cần dùng thuốc mà khả năng miễn dịch của cơ thể đóng vai trò quyết định để đẩy lui bệnh. Chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng, tăng cường vitamin A, C và tập luyện thể dục, thể thao hợp lý giúp bạn có sức đề kháng tốt hơn.
Nếu tình trạng ngạt mũi – khó thở không cải thiện hoặc nặng hơn, bạn cần tới gặp bác sỹ để được chẩn đoán và điều trị, xem xét dùng các thuốc nhỏ mũi co mạch hoặc kháng sinh nếu cần thiết. Lưu ý tránh tự ý điều trị tại nhà có thể dẫn tới hậu quả khhong mong muốn.

4. Phòng bệnh

Tránh bị lạnh, đột ngột hay kéo dài
Giữ vệ sinh mũi họng: Rỏ mũi hàng ngày , súc họng bằng nước muối nhạt khi có dịch nhầy ứ đọng cổ họng
Tránh các tác nhân kích thích như: khói, bụi, hóa chất độc hại
Giải quyết các ổ viêm ở mũi họng

Tags:

Sponsored Links:

Trả lời

'
'