Bí kíp dọn nhà sau lũ – Dọn dẹp nhà cửa sau bão

Ngập lụt ở một vài địa phương tại miền Bắc như Yên Bái, Thái Nguyên, Lào Cai… đã có dấu hiệu tích cực, lượng nước bắt đầu rút dần, nhiều nơi đã có thể bắt đầu dọn dẹp nhà cửa. Dưới đây là một vài bí kíp dọn dẹp sau lũ từ chia sẻ của người dân miền Trung. Cùng isuckhoe tìm hiểu chi tiết nhé!

Bí kíp dọn nhà sau lũ - Dọn dẹp nhà cửa sau bão
Bí kíp dọn nhà sau lũ – Dọn dẹp nhà cửa sau bão

Kiểm tra nhà cửa

Khi quay về sau lũ lụt, trước tiên hãy kiểm tra kỹ càng ngôi nhà của mình. Nếu thấy nước đọng bên cạnh các bức tường ngoài thì đừng vội vào trong. Lúc đó ta không biết được nhà có an toàn hay kết cấu còn chắc chắn hay không.

Ngoài ra ta cũng nên đi một vòng quanh nhà để xem có dây điện lỏng lẻo hay ga rò rỉ không. Mùi ga rất đặc trưng nên dễ nhận biết, nếu phát hiện rò rỉ hay dây điện có vấn đề thì cần gọi cho các đơn vị biết cách xử lý.

Tiếp theo cần kiểm tra móng xem có vết nứt hay hư hại nào khác không, kiểm tra phần mái để đảm bảo các điểm tựa vẫn vững chắc, cũng như tìm kiểm khoảng hở giữa các bậc thang. Nếu điểm tựa hay tường chịu lực bị sập, mặt đất sạt lở một phần thì nhà không an toàn.

Vệ sinh nhà cửa nhanh và hiệu quả

Nước ngập úng lâu nên nước rút đến đâu ta nhanh chóng vệ sinh đến đó, mọi thứ trong nước đều ở trạng thái không trọng lượng nên việc đưa rác, và bùn đất ra ngoài lúc này là dễ dàng nhất.

Vệ sinh nhà cửa nhanh và hiệu quả
Vệ sinh nhà cửa nhanh và hiệu quả

Và ngay sau khi nước rút từ tường, sàn, trần nhà, chúng ta cần nhanh chóng xử lý ngay khi các vết ngâm chưa bị keo khô lại do ngâm nước lũ lâu chúng có chứa nhiều vi khuẩn độc hại.

– Dùng vòi nước, nếu có thể dùng các loại máy xịt rửa áp lực cao để xịt sạch nền, tường, việc đẩy nước thải, bùn đất ra ngoài nhanh hơn.

– Tiếp theo thoát hết nước bẩn tồn đọng trong nhà.

– Đầu tiên hãy dọn hết đồ đạc sang một góc, nếu có thể đưa tất cả ra sân thì công việc dọn dẹp dễ dàng hơn.

– Xúc hết bùn đất còn lại trong nhà ra ngoài.

– Sau đó cọ rửa bằng nước nóng và xà phòng để khử khuẩn cho toàn bộ ngôi nhà, vi khuẩn tích tụ trong nước lâu ngày sẽ nguy hại đến sức khỏe nên bà con cần dùng các loại chất tẩy rửa để khử khuẩn mọi ngóc ngách.

Nên pha nước tẩy rửa khử trùng theo công thức: 500g bột tẩy trong 30-40 lít nước hoặc có thể dùng bột giặt xà phòng cộng với thuốc tẩy quần áo pha trong 25 lít nước rồi cọ rửa kỹ những phần bị ngâm trong nước lũ (nhất là đối với những góc tường, góc cửa…)

Cứu nguy đồ đạc trong nhà

Có một số loại đồ vật nếu bị ngâm nước quá lâu sẽ không thể cứu vãn như các thiết bị điện tử, các loại đồ gỗ ép công nghiệp, nệm, vải, giấy tờ và chúng ta cũng không nên dùng, vừa nguy hại đến sức khỏe vừa mất công lau dọn.

Còn đối với các loại đồ đạc bị dính nước, hay các loại đồ có thể ngâm nước chúng ta có những cách xử lý như sau:

Làm sạch đồ gỗ tự nhiên bị ngâm nước lũ

Đầu tiên, nên cọ rửa kỹ tất cả các bề mặt của đồ đã bị ngâm nước bằng các dung dịch hóa học chuyên dụng hoặc nước tẩy rửa có sẵn.

Làm sạch đồ gỗ tự nhiên bị ngâm nước lũ
Làm sạch đồ gỗ tự nhiên bị ngâm nước lũ

Nên cọ rửa đi cọ rửa lại từ 2-3 lần để đảm bảo mọi mầm vi khuẩn có hại đều biến mất. Sau đó nên phơi kỹ dưới ánh nắng Mặt Trời để làm cứng lại đồ, diệt hết ẩm mốc.

Đối với những đồ gỗ không may bị nứt, xước nhỏ không đáng kể thì có thể lấy vải bông cũ hoặc tải gai rách đốt thành tro rồi trộn với dầu trẩu thành dạng hồ đặc, sau đó bôi vào những vết nứt, xước sau đó đem phơi khô.

Hoặc cũng có thể lấy giấy báo xé thành từng mảnh vụn trộn với một ít phèn chua và nước đun thành dạng hồ đặc. Đợi hồ nguội nhét vào những chỗ nứt.

Tuy cách này không làm đồ đạc trở lại như ban đầu nhưng cũng phần nào che lấp được hậu quả lụt lội ngập úng gây ra.

Làm sạch đồ bằng vải, quần áo

Một số loại đồ dùng bằng vải, dù, hay quần áo bị dính nước lũ có thể sử dụng chanh, baking soda hoặc các loại nước tẩy rửa khác để ngâm và làm sạch. Lưu ý tốt nhất nên kết hợp với nước nóng để ngâm đồ và tẩy sạch vải.

Các loại nệm như sofa, đệm nếu bị ngâm nước lâu ngày tốt nhất không nên sử dụng lại, còn nếu chúng bị dính nước lũ sơ sơ có thể liên hệ với các đơn vị vệ sinh công nghiệp để được hỗ trợ bằng các máy giặt tẩy chuyên dụng.

Đồ điện tử bị ngâm nước

Đồ điện tử là thứ kỵ nước, nếu bị dính nước có thể nhẹ nhàng tháo rời, giũ hết nước mà sấy khô ở mức gió thường, sau đó đem phơi dưới gió tự nhiên.

Còn đối với các loại đồ đã bị ngâm nước, chúng không còn cơ hội tiếp tục sử dụng.

Xử lý giấy tờ

Rất khó để giấy tờ khi đã dính nước có thể trở lại trạng thái ban đầu. Nặng thì nhòe chữ rách giấy, nhẹ thì giấy bị nhăn nheo khi hong khô.

Xử lý giấy tờ
Xử lý giấy tờ

Nhẹ nhàng phân tách từng lớp giấy tờ và phơi trước gió tự nhiên là cách hiệu quả nhất để chúng ta của thể cứu các loại giấy từ khi gặp nước.

Vệ sinh đồ bếp

Những đồ như dao, nĩa, đĩa… thì bạn nên rửa bằng xà bông hoặc nước rửa chén sạch sẽ. Tiếp theo tráng qua bằng nước nóng và rửa lại lần nữa bằng nước lạnh để loại bỏ tuyệt đối vi khuẩn.

Khử mùi nhà sau ngập, lụt

Nước lũ cuốn theo rác, bùn, chất thải, xác động vật… chắc chắn sẽ để lại mùi hôi thối trong nhà. Điều cần làm chính là mở hết các cửa sổ đến cửa ra vào để mùi hôi bay ra ngoài. Sau đó giặt sạch, tẩy rửa, lau chùi toàn bộ vật dụng trong nhà bằng chất tẩy rửa chuyên dụng. Cuối cùng là dùng xịt khử mùi hoặc sáp thơm.

Làm sạch nguồn nước sinh hoạt

Nguồn nước sinh hoạt trong bể, bồn chứa rất dễ bị nước lũ ngập vào. Cách xử lý là bạn hãy xả toàn bộ lượng nước bên trong, sau đó tiến hành khử trùng bằng cloramin B. Dùng 1 viên cloramin B 0,25g hòa trong một cốc nước, đổ trực tiếp cốc này vào nguồn chứa nước gia đình bạn (25l). Sau 30 phút là bạn có thể sử dụng trở lại. Tuy nhiên dù có khử khuẩn bạn cũng nên đun sôi nước trước khi sử dụng. Một cách khác là sử dụng phèn chua nếu cần nước sinh hoạt gấp. Cho một ít phèn chua vào cốc nước rồi đổ trực tiếp vào nguồn chứa nước khoảng 20-25l và khuấy đều. Sau 30 phút cặn sẽ lắng xuống đáy là có thể sử dụng được.

Sponsored Links:

'
'