8 phong tục truyền thống trong ngày Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất của người Việt Nam và được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 theo âm lịch, là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp bên nhau, cùng nhau đi chúc tết, thăm hỏi lẫn nhau và cùng cầu chúc cho một năm mới nhiều hạnh phúc và may mắn.

Ngoài ra, Tết Nguyên Đán mang ý nghĩa nhân văn và cội nguồn sâu sắc, cũng là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, bên mâm cỗ truyền thống để tạm biệt năm cũ, chào đón năm mới.

Vậy Phong tục ngày Tết như thế nào? 

Giới thiệu tết cổ truyền thống Việt Nam

Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết âm lịch, Tết ta, Tết cổ truyền) là dịp lễ quan trọng và ý nghĩa nhất của người dân Việt Nam, diễn ra vào ngày 1/1 âm lịch. Đây cũng chính là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

Giới thiệu về Tết Nguyên Đán Việt Nam

Nếu đọc đúng phiên âm, dịp lễ này phải gọi là “Tiết Nguyên Đán”. Bởi nguyên nghĩa của chữ “Tết” là “Tiết”, còn theo phiên âm chữ Hán – Việt thì “Nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu, “Đán” là buổi sáng sớm.

Với người dân Việt Nam, Tết được coi là “món ăn tinh thần” không thể thiếu vào những dịp cuối năm. Bất cứ ai dù ở nơi đâu cũng muốn trở về bên gia đình, tổ tiên, cùng nhau quây quần bên nồi bánh chưng đêm giao thừa. Không chỉ vậy, Tết cổ truyền còn thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong nền văn minh nông nghiệp Việt Nam từ xa xưa, nhằm gắn kết tinh thần dân tộc, giữa gia đình và xóm làng, con người với thiên nhiên.

Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán vẫn đang là một vấn đề gây tranh cãi. Bởi theo nhiều nguồn thông tin, Tết có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập vào Việt Nam trong khoảng thời gian 1000 năm đô hộ. Tuy nhiên, theo truyện cổ tích lịch sử “Bánh chưng bánh dày”, Tết Nguyên Đán đã có từ thời vua Hùng, từ trước khi Bắc thuộc.

Đồng thời, trong cuốn “Kinh Lễ”, Khổng Tử cũng đã viết rằng: “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó”. Như vậy, có thể thấy rằng Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Việt Nam

Phong tục truyền thống trong ngày Tết Nguyên Đán

Các phong tục ngày Tết Nguyên Đán

Cúng Ông Táo

  • Công việc chuẩn bị ngày Tết sẽ thường bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, là ngày mà người Việt cúng ông Táo. Theo quan điểm của người xưa thì ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ và báo cáo với Ngọc Hoàng.
  • Chính vì vậy, tới ngày này các gia đình người Việt sẽ dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ và làm lễ cúng để tiễn ông Táo về trời.
  • Bình thường, Lễ cúng gồm có nhang, đèn hoặc nến, hoa quả, vàng mã và hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà kèm theo ba con cá chép (cá chép thật hoặc cá chép làm bằng giấy kèm theo cỗ mũ)

Gói bánh chưng

Bánh chưng là một phong tục có từ nền văn minh lúa nếp đời vua Hùng Vương thứ 18. Ngày nay, vào tầm 28 – 29 Âm Lịch Tết, các thành viên gia đình Việt Nam thường tụ tập gói bánh chưng, bánh tét để làm quà biếu Tết hoặc để thưởng thức trong gia đình.

Phải là người có bàn tay vô cùng khéo léo mới có thể gói bánh thật đẹp và thật chặt, nếu không bánh sẽ nứt và thấm nước, gây nhão bánh. Ăn bánh chưng để nhớ về công ơn của tổ tiên, cha mẹ và gợi nhớ đến câu chuyện vua Hùng kén phò mã từ rất lâu đời

Đọc thêm: Bật mí cách luộc bánh chưng lá vẫn xanh tự nhiên cho ngày Tết

Bày mâm ngũ quả – Không thể thiếu trên ban thờ ngày Tết

Mâm ngũ quả cũng là một phong tục không thể thiếu chuẩn bị cho ngày Tết của các gia đình Việt. Mâm ngũ quả tượng trưng cho Kim- Mộc- Thủy- Hỏa- Thổ

Cả nhà cùng bày mâm ngũ quả trong ngày Tết

Và nếu tố cấu thành nên vũ trụ theo quan niệm của Khổng giáo với nghĩa chung sâu sắc, gắn liền vơi sụ hiếu thảo và mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.

Thăm mộ tổ tiên 

Trước Tết, con cháu trong gia tộc sẽ tranh thủ tề tựu đông đủ, cùng nhau đi thăm và quét dọn mồ mã tổ tiên. Mỗi gia đình đều đem theo hương đèn, hoa quả để cúng, mời vong linh tổ tiên về ăn Tết với con cháu, cùng nhau ôn lại những kỉ niệm của năm cũ, ước mong những điều tốt lành cho năm mới sắp đến.

Cúng tất niên

  • Ngày Tất niên (ngày trước năm mới, ngày tổng kết năm cũ) có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ.
  • Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Một số cộng đồng lấy con hổ là vật thờ thì gọi là cúng “Ông ba mươi”. Một số cộng đồng khác thì có một phần cỗ dành để cúng chúng sinh, cúng những cô hồn lang thang không nơi nương tựa để làm phước làm phúc.

Xông đất – phong tục ngày Tết

Xông đất là một phong tục độc đáo trong ngày Tết

Sau thời điểm giao thừa, bước sang năm mới, ai là người đầu tiên bước vào nhà cùng với lời chúc mừng năm mới thì đó là người xông đất. Theo quan niệm của người Việt, người xông đất đầu năm rất quan trọng vì vậy, các gia đình thường chọn những người hợp tuổi, hiền lành, gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt, tính tình vui vẻ để xông đất nhà mình.

Chúc tết và mừng tuổi – Mong một năm mới bình an

Người Việt có phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bè trong những ngày Tết. Thường trong sáng mồng một Tết, con cháu sẽ tới chúc thọ, mừng tuổi ông bà, cha mẹ mình.

Sau đó, con cháu được ông bà, cha mẹ mừng tuổi lại những đồng tiền mới đựng trong phong bao lì xì màu đỏ để lấy may kèm theo những lời chúc các con cháu hay ăn chóng lớn, học hành giỏi giang, hạnh phúc, vui vẻ trong năm mới.

Tiền mừng tuổi không quan trọng ở số tiền nhiều hay ít mà quan trọng ở ý nghĩa.

Đi lễ chùa đầu năm

Phong tục đi lễ chùa trong những ngày đầu của năm mới là một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt. Đi lễ chùa đầu năm không chỉ là để cầu xin một năm mới may mắn, phúc lộc và tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với đức Phật, tổ tiên.

Sponsored Links:

'
'