Sau những ngày Tết, người Việt luôn quan niệm việc đi lễ chùa đầu năm là chuyện rất cần thiết. Người người nhà nhà mong cho “Vạn sự hanh thông”, năm mới đủ đầy, với cầu bình an, cầu tài lộc. Kinh nghiệm cúng bái khi đi lễ chùa đầu năm. Chuẩn bị gì khi đi lễ chùa. Kinh nghiệm và địa điểm lễ chùa đầu năm cầu tài lộc năm 2019.
Nội dung bài viết:
Đi chùa khấn như thế nào
Theo chia sẻ của chuyên gia phong thủy Nguyễn Võ Uyên Mi (TP.HCM) với Phụ nữ & Gia đình, trước khi cầu khấn, bạn phải phóng sinh và cúng dường để có nhiều công đức. Bà Uyên Mi còn cho biết thêm, khi đi chùa mọi người chỉ cần khấn 4 điều dưới đây thì cả năm sẽ được an lạc, gia đình yên ấm.
Điều thứ nhất, xin cho ông bà, tổ tiên đã mất được hồi hướng.
Điều thứ hai, xin hồi hướng công đức cho cha mẹ ở hiện tại được bình yên, an lạc.
Điều thứ ba, xin hồi hướng công đức cho oan gia, trái chủ.
Điều thứ tư, xin hóa giải hết những nghiệp dữ của bản thân.
Những điều cần chú ý khi đi lễ chùa
Trước tiên nói về trang phục. Khi vào chùa cần mặc quần áo dài, kín cổ, đi khẽ. Tránh mặc áo ngắn tay, áo sát nách, áo may ô, quần soóc, váy ngắn… Đối với Phật tử thì phải mặc áo lễ khi đến điện thờ Phật trong chùa.
Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này.
Lễ vật đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm các lễ chay như hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… ,không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả…
Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.
Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.
Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại…
Ngoài ra, khi đến Chùa, bạn cần hành lễ cần theo thứ tự như sau:
1. Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước.
2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang.
3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.
4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu)
5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tuỳ tâm công đức.
Top 6 địa điểm lễ chùa đầu năm ở miền Bắc
1. Lễ Chùa Bái Đính – ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á
Một góc nhỏ trong khu chùa rộng lớn bậc nhất cả nước
Chỉ cách Hà Nội khoảng 100km và hơn một giờ đi xe, Chùa Bái Đính thuộc địa phận của quần thể danh thắng Tràng An nổi tiếng ở tỉnh Ninh Bình. Ngôi chùa ở mảnh đất cố đô không chỉ nổi tiếng là một khu du là một khu du lịch tâm linh núi chùa rộng lớn nhất Đông Nam Á mà còn thu hút bao Phật tử và khách thập phương về viếng thăm mỗi ngày và đặc biệt là những ngày Tết đến xuân về.
Một ngôi chùa nổi tiếng với sự tôn kính và linh thiêng, cứ mỗi dịp Lễ hội chùa Bái Đính người ta lại ùa về đây cầu tài, cầu lộc cầu cho một năm mới bình an, tốt đẹp đến với cả gia đình. Nếu có dự định chọn một điểm lễ chùa đầu năm ở miền Bắc thì bạn nên lưu ý chùa Bái Đính khai hội vào mùng 6 Tết và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch để xếp cho mình một lịch trình hợp lí.
Ngoài ra, về với Bái Đính du khách còn có thể kết hợp một chuyến du xuân đầu năm lênh đênh trên thuyền xuôi theo mái chèo ngoạn cảnh Tràng An – non nước hữu tình.
2. Đền Trần – ngôi chùa nổi tiếng có ấn Vua ban
Đền Trấn ở Nam Định – ngôi đền không lớn nhưng nổi tiếng là điểm lễ chùa đầu năm linh thiêng nhất ở miền Bắc được mọi người hết mực quan tâm. Là nơi thờ các vị vua nhà Trần, cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần. Ở ngôi đền ấy có nghi thức khai ấn đầu năm độc đáo, xin tờ ấn, sớ với nguyện ước thăng tiến trong sự nghiệp. Người người về đây những ngày lễ Khai Ấn (chỉ diễn ra trong 3 ngày từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng) để cầu chúc những điều tốt đẹp cho gia đình. Con trẻ thì về đây cầu tài, cầu cho học hành tiến tới, người lớn thì cầu phúc cầu lộc, cầu cho năm mới bình an và đầy may mắn.
Tương truyền rằng, ngôi đền xưa kia vinh hạnh được Vua ban ấn và người nào xin được ấn đóng trên lụa đỏ sẽ là người may mắn nhất năm, đặc thọ, đắc lộc. Trải qua bao nhiêu năm, năm nào cũng vậy đêm 14 tháng Giêng khai ấn, khách từ khắp phương ùa về để xin cho mình ấn may mắn dịp đầu năm.
3. Chùa Yên Tử – nơi đất tổ của Phật Giáo của cả đất nước
Nằm cao vút trên đỉnh núi Yên Tử của tỉnh Quảng Ninh, là ngôi chùa mà xưa kia vị vua Trần Nhân Tông chọn ở lại để tìm đến cõi Phật sau khi nhường ngôi lại cho con trai. Được mệnh danh là “đất tổ Phật giáo Việt Nam” ngôi chùa chẳng những nổi tiếng linh thiêng mà còn là ngôi chùa có cảnh sắc đẹp và độc đáo nhất nhì trên cả nước. Chẳng cần mỗi dịp đầu xuân năm mới, người người về hành hương đất Phật quanh năm, ai cũng muốn một lần đươc về với nơi đây để tỏ lòng hướng Phật, thành kính thành tâm cầu khấn.
Lưu ý lễ chùa đầu năm chùa Yên Tử, hội xuân nơi này được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng và kéo dài hết tháng 3. Về với Yên Tử nơi lưu giữ những giá trị cao quý về lịch sử, văn hóa, văn minh qua các thời đại. Về với Yên Tử – phúc địa, linh địa nơi hội tụ khí thiêng sông núi, được ghi vào điển thờ.
4. Chùa Ba Vàng – ngôi chùa có mạch phong thủy từ ngôi chùa linh thiêng của đỉnh Yên Tử
Cũng nằm ngay trên địa phận Uông Bí, Quảng Ninh ngôi chùa mang tên Ba Vàng tương truyền có mạch phong thủy từ ngôi chùa linh thiêng của đỉnh Yên Tử – Chùa Đồng nổi tiếng với khu chùa rộng lớn và cảnh sắc tuyệt đẹp nơi núi rừng thiên nhiên hòa quyện.
Gắn liền với tên tuổi của Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Thiền Sư, hậu duệ của Tam tổ Trúc Lâm chùa Ba Vàng giờ đây là một điểm du lịch văn hóa, tâm linh nổi tiếng được các tín đồ và du khách khắp thập phương về viếng thăm hằng năm, đồng thời cũng là nơi tu học của rất nhiều Phật tử.
5. Đền Bà Chúa Kho – Niềm tin về vị nữ Thánh cai quản kho lương
Đâu cần vào ngày khai hội 14 tháng Giêng âm lịch, ngôi đền thờ vị nữ Thánh cai quản kho lương ấy khi nào cũng có có người tới viếng thăm. Nằm ngay cạnh Hà Nội thuộc địa phận tỉnh Bắc Ninh, đền Bà Chúa Kho là điểm lễ chùa đầu năm ở miền Bắc được rất nhiều người hướng về đặc biệt là giới kinh doanh buôn bán.
Tương truyền, ngôi đền cổ kính ấy rất linh, người làm ăn đầu năm đến đây “mượn vốn” với mong muốn làm ăn phát đạt, vốn liếng cả năm sung túc, dồi dào. Đến cuối năm, ai vay thì lại về đây đi trả, vừa là tạ ơn Bà Chúa đã phù hộ cho một năm kinh doanh thuận lợi vừa là “trả vốn” cầu may.
Những ngày Tết đến xuân về nơi đây chẳng những đón tiếp giới kinh doanh mà còn có vô vàn tín đồ khác, họ không đến “vay vốn” Bà Chúa Kho mà tới “xin lộc rơi lộc vãi”, cầu cho sức khỏe và bình an.
6. Chùa Hương – về với non nước hữu tình cầu may, cầu lộc, cầu bình an
Nằm ngay ở Mỹ Đức, Hà Nội, chùa Hương là một trong những điểm lễ chùa đầu năm ở miền Bắc không thể không nhắc tới. Ngày xuân người người về đây đông không kể hết, ai ai cũng muốn hành hương về ngôi chùa linh thiêng nhất cả nước để cầu chúc tốt đẹp cho gia đình. Người cầu lộc, cầu thọ, cầu tài, hàng năm, cứ đến những ngày lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch là hàng vạn du khách từ khắp nơi đổ về hội xuân