Còn cái nịt là gì?Tổng hợp các ảnh còn cái nịt cho các bạn
“Thầm thương trộm nhớ nhưng chỉ biết giữ trong lòng mình – Tham lam!
Muốn nói nhưng vì ngại nên không dám nói – Ngu dốt!
Tình cảm giữa tôi và người ấy – Còn cái nịt!”
Nội dung bài viết:
Còn cái nịt?
Một câu nói vô cùng hot trend đến từ vị trí của Tiến Bịp – cái tên không còn xa lạ với giới trẻ hiện nay. Vậy, cụm từ này có ý nghĩa như thế nào? Tại sao nhiều người sử dụng nó đến thế? Và, nguồn gốc của câu nói trend này bắt nguồn từ đâu? Cùng mình tìm hiểu nhé!
Cái nịt là gì?
Hiểu theo nghĩa thông thường nghĩa đen thì cái nịt là:
Sợi dây hình tròn dùng để buộc chặt vật gì đó, hay còn gọi là dây chun, dây buộc tóc..
Phụ kiện thời trang của nam nữ mà ta thường biết đến với cái tên quen thuộc: Dây thắt lưng.
Một cụm từ vốn chẳng có gì đặc sắc nhưng sau một đêm lại có thể trở thành một câu nói hot trend xuất hiện trên khắp các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo.. Vậy, đâu mới là ý nghĩa thực sự của câu nói “còn cái nịt” mà chúng ta cần được biết nếu không muốn bị gọi là “người nguyên thủy”?
Trend còn cái nịt là sao?
Ý nghĩa
“Còn cái nịt” là tiếng lóng theo ngôn ngữ của giới trẻ, nghĩa là trắng tay, chẳng còn lại gì, mất hết tất cả, thứ còn lại không có giá trị.
Ví dụ:
“- Bây giờ anh còn yêu em không?
– Còn cái nịt!”
“- Mày còn tiền không? Cho tao vay 5 triệu.
– Còn cái nịt!”
“- Còn lại gì sao cơn mưa?
– Còn cái nịt!”
Nguồn gốc
Còn cái nịt là một trend đang rất hot trên mạng xã hội Facebook, Tiktok hiện nay bắt nguồn từ hình ảnh meme nhân vật Tiến Bịp. Tiến Bịp có lẽ đã trở thành cái tên quá quen thuộc đối với gen Z, anh còn được biết đến với cái tên “giang hồ mạng”, chuyên bình luận, chia sẻ về vấn nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè hay đạo lý giang hồ dưới hình thức livestream. Với cách nói hài hước và sự am hiểu lẽ đời, Tiến Bịp trở thành cái tên hot không kém Huấn Hoa Hồng khi có đến hàng nghìn người theo dõi. Chỉ sau một đêm, câu nói “còn cái nịt” trở nên viral hơn bao giờ hết, thu hút lượt tương tác khủng và dần trở thành câu cửa miệng của bạn trẻ.
Chú thích: Ảnh chế meme tiến bịp còn cái nịt
Cụ thể, trong một video chia sẻ kinh nghiệm sống với tư cách là một người từng trải sự đời, Tiến Bịp cho rằng hành động “nhặt được của rơi trả lại người đánh mất” chẳng qua là vì “không nuốt trôi được tiền”. Ngay sau đó, “giang hồ mạng” đã lấy ví dụ chứng minh, tự đưa ra tình huống và cách giải quyết của mình bằng chất giọng rất đời khiến ai nấy đều phải gật đầu đồng ý ngay tức khắc.
Nguyên văn câu chuyện ấy như sau:
“Nhặt đút vào túi – Tham lam
Nhặt dơ lên của ai đây – Ngu dốt
Những vụ nhặt được tiền mà trả lại, nhiều thằng như thế rồi, không nuốt được trôi thôi!
Nếu mà nhặt được 20k thì tất nhiên tao trả lại người ta rơi,
Nhưng nhặt được 20 triệu thì.. CÒN CÁI NỊT!”
Dễ nhận thấy, câu nói ám chỉ nếu ai đó đánh rơi số tiền lớn như vậy, ắt chỉ còn cái nịt (cái dây chun dùng để buộc chặt tiền thành một khối đồng nhất). Lòng tham con người là vô đáy, sẽ chẳng có ai đủ lòng tốt để đem trả lại người đánh rơi số tiền lớn như vậy. Câu chuyện đề cao lối suy nghĩ “nhặt được của rơi, tạm thời đúc túi.”
Tại sao “còn cái nịt” lại trở nên hot hơn bao giờ hết?
Sử dụng linh hoạt từ đa nghĩa, tạo nên nghĩa mới nhờ vào cách nhấn mạnh phát âm. Nếu không sử dụng Facebook và Tik Tok thường xuyên, có lẽ bạn sẽ không hiểu được ý nghĩa của cụm từ này. Quả thực, phải công nhận một điều, Tiến Bịp rất thông minh trong việc lựa chọn tình huống câu chuyện và lợi dụng tính đa nghĩa của từ để tạo nên câu nói bắt tai. Và bạn cũng đừng cố gắng tra tìm cụm từ này trong Từ điển tiếng Việt, mình tin chắc rằng trong đó sẽ không xuất hiện nghĩa thứ hai đâu.
Sử dụng thanh nặng cuối câu qua từ “nịt” tạo cảm giác bất ngờ, đột ngột, đứt quãng. Từ “nịt” nhấn mạnh được kết quả tất yếu bạn sẽ nhận nếu đánh rơi số tiền lớn.
Cách xây dựng câu chuyện thú vị và hài hước bằng lối nói đối lập: Cụ thể, trong câu chuyện, Tiến Bịp đề cập đến việc nếu nhặt được 20 triệu (một số tiền có giá trị lớn) thì chắc chắn, anh sẽ đem trả lại người đánh rơi “cái nịt” (dường như không có giá trị).
Tính bất cập của câu nói hot trend
Một câu nói hài hước sẽ tạo cảm giác thoải mái và thú vị trong các cuộc trò chuyện. Tuy nhiên, tính bất cập của nó sẽ khiến bạn dè chừng khi sử dụng nó đấy!
Trái với thuần phong mỹ tục người Việt Nam: Dân ta có câu “Nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất”. Đó là nét đẹp văn hóa của cuộc sống. Tiền bạc không phải là tất cả, nhưng do bàn tay và giọt mồ hôi ta làm nên. Vì thế, nó vô cùng đáng quý. Đồ vật người khác làm rơi, đó có thể là kỉ vật vô cùng quan trọng với họ. Mình trả lại người khác, lòng mình cũng thanh thản hơn. Tiêu xài đồ vốn không phải là của mình, ắt tâm sẽ phiền muộn, cảm thấy ăn năn, day dứt.
Tạo thói quen xấu cho trẻ nhỏ: Trẻ nhỏ tiếp thu kiến thức rất nhanh và môi trường sống xung quanh tạo nên tính cách và thói quen của trẻ. Nếu để trẻ nhỏ tiếp xúc với câu chuyện trên, ắt sẽ tạo thói quen xấu cho trẻ, khiến trẻ không nhận thức và làm chủ được chính mình, làm tăng tỉ lệ trộm cắp tuổi vị thành niên.
Tổng hợp các ảnh còn cái nịt cho các bạn