Cách sử dụng thuốc hạ sốt ở trẻ em- BS Dũng viện quân đội 108

Cách sử dụng thuốc hạ sốt ở trẻ em- BS Dũng viện quân đội 108,. Các thuốc có thành phần Paracetamol là lựa chọn hàng đầu để hạ sốt cho trẻ do độ an toàn cao và ít tác dụng phụ. Ngoài ra, còn có Ibuprofene và Aspirin nhưng chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ do có nhiều tác dụng phụ.

Cách sử dụng thuốc hạ sốt ở trẻ em
Cách sử dụng thuốc hạ sốt ở trẻ em

Các qui tắc chung khi sử dụng thuốc hạ sốt.

– Không tự ý cho trẻ dưới 3 tháng dùng thuốc mà không có ý kiến bác sĩ.
– Tính liều theo cân nặng của trẻ.
– Đọc kỹ nhãn thuốc, chỉ dẫn trước khi dùng.
– Cho trẻ dùng thuốc đúng liều lượng.
– Dùng thuốc còn trong hạn sử dụng.

Paracetamol

An toàn cao cho trẻ, liều dùng là 60mg/kg/ngày hoặc 15mg/kg mỗi 6 giờ hoặc 10mg/kg mỗi 4 giờ.

Nên cân trẻ để tính liều cho chính xác. Trường hợp trẻ bị suy thận, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc tối thiểu là 8 giờ. Thông dụng nhất là các dạng tọa dược và dạng uống, ngoài ra còn có dạng tiêm truyền nhưng chỉ được sử dụng ở bệnh viện.

Dạng thuốc hạ sốt đặt hậu môn:

– Thích hợp khi cần hạ sốt trong lúc trẻ ngủ, ói nhiều và trẻ đang lên cơn sốt cao co giật.
– Điều trị bằng viên đạn đặt hậu môn ngắn hạn, sau đó chuyển sang dạng uống vì dạng đặt hậu môn có thể gây ngứa, kích thích trực tràng.
– Cách dùng: Làm lạnh viên thuốc trước khi đặt. Chỉ đặt cho viên thuốc vừa vào hết hậu môn là được. Không đặt thuốc quá sâu vì như thế thuốc sẽ giảm tác dụng. Nên cho trẻ nằm yên vài phút sau khi đặt viên thuốc. Trong trường hợp đặt 2 viên mới đủ liều thì sau khi đặt viên thứ nhất, phải đợi 1-2 phút mới đặt tiếp viên thứ 2. Tốt nhất nên chọn loại viên tọa dược có hàm lượng phù hợp.

Dạng thuốc hạ sốt uống:

– Thích hợp khi cần hạ sốt trong lúc bé thức, có nhiều dạng như thuốc bột, thuốc giọt, xirô, thuốc viên.
– Gói bột sủi bọt là dạng uống phổ biến nhất.
– Cách dùng: Cho thuốc vào một cốc nhỏ nước để hòa tan, cho trẻ uống ngay sau khi thuốc đã hòa tan hoàn toàn.

Aspirin

– Không được dùng khi trẻ bị loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, sốt xuất huyết. Từ nhiều năm nay, Aspirin ít được dùng để hạ sốt cho trẻ em vì có thể gây nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa và có liên quan đến hội chứng Reye’s (gây tổn thương gan và thần kinh).
– Liều dùng 60mg/kg/ngày hoặc 15mg/kg mỗi 6 giờ.
– Chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ.

Ibuprofene

– Chỉ dành cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Ở trẻ nhỏ, Ibuprofene thường gây nhiều tác dụng phụ, nhất là ở trẻ bị thủy đậu.
– Không được dùng khi trẻ bị lóet dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, sốt xuất huyết.
– Liều dùng 20-30mg/kg/ngày hoặc 7-10mg/kg mỗi 6-8 giờ đường uống.
– Chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ.

Chia sẻ khác:

– Thế nào trẻ cũng có lúc phải dùng thuốc hạ sốt nên phụ huynh phải học cách dùng
– Sốt có thể làm trẻ khó chịu, quấy khóc có bé cơ địa đặc biệt sốt có thể làm bé co giật
– Thuốc hạ sốt ở thì có 2 nhóm paracetamol (para) và ibuprofen (ibu)
– Thuốc hạ sốt có dạng viên, dạng siro, dạng gói bột hay dạng nhét hậu môn, có nhiều loại có mùi, ngọt dễ uống
1. Dạng siro là dễ chia liều chính xác nhất nhưng mắc tiền và mở chai ra sau 15 ngày thì không dùng được nữa phải bỏ (tốn tiền)
2. Dạng viên thì chỉ có thể bẻ làm 2 chứ làm 3, 4 thì có thể liều không chính xác
3. Loại gói cũng vậy chia 2 , chia 3 có khi không chính xác
4. Loại nhét hậu môn thì chỉ có 1 , 2 loại viên thôi rất khó tính chính xác liều, nhét 1/2 có khi không bẻ được với lại thuốc nhét hậu môn thì phải đủ lạnh thường xuyên mới dùng được, nhưng được cái bé ngủ gà hay ói quá xá thì vẫn nhét được.
5. Nhiều phụ huynh tưởng nhét hậu môn tốt hơn uống là không đúng – uống hấp thu tốt hơn và liều dễ tính chính xác hơn
6. Phụ huynh nên học cách tính liều theo số ký của bé chính xác hơn chứ đừng theo lứa tuổi có khi lại thiếu liều mà thiếu liều thì uống không hết
– Paracetamol thì lấy số ký nhân cho 10-15mg ra lượng 1 lần uống có thể uống mỗi 4-6 tiếng (câu 17)
– Ibuprofen thì lấy số ký của bé nhân cho 6-10mg ra lượng mỗi lần uống, có thể uống mỗi 8 tiếng

Sponsored Links:

'
'