Niềng răng có làm răng yếu đi không? mặt trái của niềng răng là gì?

Niềng răng có làm răng yếu đi không? mặt trái của niềng răng là gì? Mặt trái của niềng răng là sẽ mang hàm duy trì vĩnh viễn. Suốt đời không được cạp ổi (ăn ổi) nữa nha. Phần trăm răng chạy lại cũng cao. Bài viết tổng hợp một số tác hại của niềng răng gửi các bạn:

Niềng răng có làm răng yếu đi không? mặt trái của niềng răng là gì?
Niềng răng có làm răng yếu đi không? mặt trái của niềng răng là gì?

Niêng răng có làm răng yếu đi không?

Các chia sẻ thực tế:

Mình đang mang mắc cài đây. Đã 2 năm rồi. Hồi đó phải nhổ 5 cái răng do mình bị hô cần có chỗ cho răng đi vào. Nhổ răng xong đợi răng lành lại rồi bắt đầu tiến hành các quá trình gắn mắc cài. 1 tháng thì đến gặp nha sĩ 1 lần. Nói chung ăn uống thì hơi khó khăn hơn vì răng cửa trong lúc niềng trở nên yếu đi. Với lại sợ bong mắc cài ra thì khổ nên ăn uống hạn chế!

Niềng răng xong thì răng bị yếu đi nhiều, thức ăn hay bị dính vào kẽ, má hóp với thái dương bị hóp đi

Mọi người ơi cho e hỏi trong nhóm mk có ai tháo niềng đc lâu chưa ạ, tầm 10 đến 20 năm gì đấy ạ
M.n tháo niềng thì 1 thời gian sau có bị đau hay răng yếu đi k ạ.
Tại mẹ e bảo cái cô làm cùng mẹ e đã tháo niềng đc hơn 1 năm mà bây h thấy đau nhức mí răng yếu lắm.Em đã đeo niềng đc 1 tuần rồi nhưng vì răng e k đến nỗi nào nên bây giờ mẹ e bắt e tháo niềng ra.vì sợ sau này răng sẽ yếu sẽ khổ.e phải làm gì đây m.n giúp e với, e lo quá
HELP ME……..HELP ME

Phải đeo hàm duy trì

Hàm duy trì hay còn được gọi là một loại dụng cụ có tác dụng hỗ trợ để răng của bệnh nhân được ổn định nhanh chóng hơn, đảm bảo quá trình niềng răng đạt được kết quả như mong muốn. Với nhiều loại dụng cụ khác nhau, từ loại được làm từ vật liệu nhựa hay bằng móc kim loại, thậm chí là cả khung cố định.

Hàm cố định có thể được gắn hay đeo lên răng của người bệnh sau khi họ đã tháo mắc cài niềng răng trước đó.

Có những đau đớn gì sau niềng răng

Những đớn đau mà phương pháp niềng răng mắc cài đưa lại thì khá rõ. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu đôi chút khi:
_ Phải đeo hàm cố định suốt 1 thời gian dài, khiến việc ăn trở nên mất ngon, răng đau ê ẩm, dễ bị nhiệt do vết xước từ mắc cài cọ vào niêm mạc môi…

_Bạn em chia sẻ về lần nó niềng răng (hồi làm là 23 tuổi) như vầy: 1-2 tuần đầu thì sẽ chỉ ăn các thứ mềm, như cháo, bún, phở, mì.Tuần đầu cứ nhai là đau. Mấy hôm đầu gần như nuốt chửng. Các hoạt động cần răng nanh và răng cửa (cắn, xé) thì bác đừng có mơ. Dần rồi quen, nhưng kể cả sau này, khi chỉnh răng xong, các đồ cứng bác cũng nên tránh (chứ không chỉ kiêng cữ trong 2-3 năm đầu đâu, vì răng đang cố định, nay thay đổi vị trí nên yếu hẳn đi bác ạ). Như nó là nó chịu, không cắn được hạt dưa nữa đâu ạ.

_Thời gian làm cho đến khi hoàn thành là 2-3 năm. Thực chỉnh răng thì chỉ trong khoang gần 1 năm đầu thôi, còn lại là cứ đeo để cho răng cố định lại. Sau khoảng 2 năm thì tháo niềng răng cố định ra, đeo hàm tháo lắp (tức là buổi tối hoặc khi đi ngủ thì mới đeo). Trong thời gian đeo, ăn uống cũng hơi vất vả, vì thức ăn nó kẹt vào các niềng răng. Khi đeo thì chắc ai cũng như nó, rất ngại đi ăn trưa/tối cùng mọi người, vì ăn xong, không để ý là rất có khả năng thức ăn (nhất là rau) mắc lại, cười nói mà lại lộ ra mấy thứ đó thì mất tự tin lắm.

Tóm lại niềng răng liên quan nhiều đến nhổ răng và nắn chỉnh khớp cắn. Rất nhiều nguy cơ. Các bạn thật sự cân nhắc nhé. Hãy đến những phòng khám bệnh viện lớn như Việt Nam Cuba, Răng Hàm Mặt .v.v. :

Tags:

Sponsored Links:

'
'