Bệnh lý nhiệt miệng và điều trị bằng đông y

Bệnh lý nhiệt miệng và điều trị bằng đông y.Nhiệt miệng là một bệnh lý thường gặp trong khoang miệng. Trong mỗi chúng ta, chắc hẳn ai cũng có một vài lần mắc phải vấn đề này.

Bệnh lý nhiệt miệng và điều trị bằng đông y
Bệnh lý nhiệt miệng và điều trị bằng đông y

Các nguyên nhân gây bệnh thường gặp.

1. Do chúng ta vô tình cắn vào các tổ chức niêm mạc trong khoang miệng
2. Thiếu hụt các nguyên tố vi lượng, đây cũng là nguyên nhân thường gặp của nhiệt miệng.
3. Yếu tố làm cho nhiệt miệng lâu khỏi đó là do suy giảm miễn dịch của cơ thể
4. Do chế độ ăn uống nhiều đồ cay nóng, rượu bia, chất kích thích. Chế độ sinh hoạt không điều độ, thường xuyên căng thẳng stress…

Phương pháp điều trị bằng đông y

Thông thường, sau một thời gian ngắn, nhiệt miệng nhẹ có thể tự khỏi, hoặc sau khi bổ sung vitamin và các yếu tốt vi lượng. Nhưng đối với một số ít trường hợp nhiệt miệng nặng, dễ tái phát, ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống… đối với những trường hợp này sử dụng các phương pháp thông thường lại ít hoặc không có hiệu quả.
 
Nhiệt miệng không phải chỉ đơn thuần là dùng các thuốc thanh nhiệt giải độc. Điều quan trọng hơn cả đó là cần xác định chính xác nguyên nhân về thể bệnh. Từ đó mới có thể dùng thuốc tương ứng, giúp cho Nhiệt miệng nhanh chóng bình phục và hạn chế tái phát.

Hỏa độc, nhiệt độc ở tỳ, vị. Do cảm phải nhiệt độc từ bên ngoài như nắng nóng… xâm nhập vào tỳ, vị. Hỏa độc, nhiệt độc bốc lên sinh lở loét, đau nóng rát, miệng hôi, khô miệng, lưỡi đỏ. Đông y gọi là khẩu sang.

Thấp nhiệt ở tỳ, vị. Do ăn uống nhiều chất béo, cay, khó tiêu… nhiệt độc cộng với tân dịch (nước miếng) ở miệng, lâu ngày nung đốt niêm mạc miệng, lưỡi (gọi là thấp nhiệt) gây nên những vết loét, nứt nẻ, những đám nấm trắng ở miệng lưỡi, dân gian quen gọi là đẹn, tưa lưỡi… Đông y gọi là nga khẩu sang (lở loét, sần sùi giống miệng con vịt), tuyết khẩu (vì miệng có màu trắng (của nấm) giống như tuyết).

Thường điều trị với 2 dạng là thuốc uống trong và thuốc bôi ngoài.

Lục nhất tán: hoạt thạch 6 phần, cam thảo 1 phần, trộn với mật ong cho sền sệt, dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần.

Bài thuốc này dùng cho trẻ nhỏ rất thích hợp. Hoạt thạch thanh nhiệt, tả hỏa; cam thảo giải nhiệt độc; 2 vị này phối hợp, là bài thuốc Đông y thường dùng để trị các chứng thử nhiệt (nắng nóng vào mừa hè) gây miệng lưỡi viêm, loét, họng đau… Kết hợp với mật ong, càng tăng tác dụng sát trùng, giải độc, tiêu viêm.

Thuốc đắp ở chân: ngô thù du, tán bột nhuyễn. Mỗi lần dùng 8g (2 thìa cà phê thuốc bột), cho vào một cái chén, dùng dấm nấu cho sôi, đổ dần dần vào bột thuốc, quấy đều cho đến khi thành dung dịch sền sệt là được. Dùng dung dịch thuốc này, bôi vào giữa lòng bàn chân, rồi dùng băng băng lại, để khoảng 2 giờ thì gỡ ra. Ngày làm 1 lần vào buổi tối càng tốt.

Phương pháp đắp ngô thù du ở lòng bàn chân, Đông y gọi là cách “dẫn hỏa hạ hành”. Hỏa ở đây là nhiệt đang làm lở loét, viêm sưng ở miệng, lưỡi. Khi hỏa nhiệt ở miệng lưỡi bị thuốc ngô thù du dẫn xuống, sẽ làm cho miệng lưỡi hết sưng và khỏi. Có nhiều khi hiệu quả đến một cách nhanh chóng không ngờ.

Để ngăn ngừa chứng lở miệng, nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Kế thừa tinh hoa YHCT từ ngàn năm nay cùng với việc tích cực nghiên cứu chuyên sâu về ” Nhiệt miệng “, Đông Y Hồng Liên đã có kinh nghiệm nhiều năm chữa ” Nhiệt miệng ” đem lại hiệu quả điều trị tốt cho rất nhiều bệnh nhân tránh tái phát, sẽ là nơi để người bệnh tiếp tục gửi niềm tin và đến với chúng tôi.

Sponsored Links:

'
'