Phòng ngừa bệnh tiểu đường trước khi quá muộn

Đây là bài viết 10 / 10 trong series Mẹo phòng bệnh

Bạn đã biết cách phòng ngừa bệnh tiểu đường trước khi quá muộn chưa? Theo dõi cân nặng thường xuyên, điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất phù hợp có thể giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát tình trạng và ngăn ngừa kịp thời các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Cụ thể hơn, cùng đón đọc bài viết của isuckhoe nhé!

Phòng ngừa bệnh tiểu đường trước khi quá muộn!

Bệnh tiểu đường/ đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với lượng đường trong máu luôn cao hơn so với mức bình thường. Nguyên nhân do cơ thể thiếu hụt về tiết insulin hoặc đề kháng với insulin hoặc cả hai. 

Khi bị đái tháo đường, cơ thể người bệnh không tự chuyển hóa các chất bột đường từ thực phẩm ăn vào hàng ngày để tạo ra năng lượng. Theo thời gian, lượng đường tích tụ trong máu tăng dần. Nếu người bệnh đái tháo đường không được điều trị hoặc không tuân thủ điều trị thì lượng đường trong máu luôn ở mức cao dẫn đến các biến chứng đái tháo đường, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, gây tổn thương nhiều cơ quan/bộ phận khác như thận, mắt, thần kinh…

Nguyên nhân nào gây bệnh tiểu đường?

Các nhà khoa học hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên một số người vẫn cho rằng có liên quan đến di truyền học có thể đóng vai trò trong việc làm tăng các yếu tố nguy cơ của tiền tiểu đường. Có nghĩa là do gen kiểm soát insulin bị tổn thương khiếm khuyết bất thường làm cho cơ thể của bạn không thể sử dụng insulin một cách hợp lý với sinh lý của cơ thể.

Từ đó đường sẽ tích tụ trong máu dẫn đến đường cao lên. Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng khi cơ thể mỡ thừa tăng lên kéo dài cũng có thể dẫn đến bệnh tiền đái tháo đường. Hiện nay bệnh tiền đái tháo đường là bệnh rất phổ biến, phát hiện sớm dễ dàng và có thể điều trị phòng ngừa tiền đái tháo đường từ giai đoạn rất sớm.

Nguyên nhân nào gây bệnh tiểu đường?

Hiện nay, cùng với sự phát triển của y học và xã hội việc phát hiện các yếu tố nguy cơ và tầm soát các yếu tố sớm để phòng ngừa và điều trị từ giai đoạn rất sớm là việc rất cần thiết để giảm gánh nặng cho bệnh nhân và xã hội.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường từ những thói quen nhỏ nhất!

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn có các thực phẩm nhiều đường và carb đã qua chế biến có thể đẩy nhanh tiến triển bệnh ở những người đã mắc tiền tiểu đường. Cơ thể nhanh chóng chuyển hóa các loại thực phẩm này thành các phân tử đường nhỏ và hấp thụ vào máu. Sự tăng hàm lượng đường trong máu sẽ kích thích tuyến tụy sản xuất insulin – một loại hormone giúp kiểm soát lượng đường.

Phòng bệnh tiểu đường từ những thói quen nhỏ nhất!

Ở những người bị tiền tiểu đường, các tế bào của cơ thể kháng insulin nên lượng đường trong máu những bệnh nhân này vẫn ở mức cao. Khi này, tuyến tụy sẽ sản xuất nhiều insulin hơn để hạ thấp lượng đường trong máu xuống mức bình thường. Qua thời gian, quá trình này dẫn tới hệ quả là lượng đường và insulin đều ở mức cao và cuối cùng bệnh sẽ tiến triển qua giai đoạn bệnh tiểu đường tuýp 2.

Hoạt động thể chất

Khi tăng cường các hoạt động thể chất có thể đem lại nhiều lợi ích sức khỏe nói chung cũng như ngăn ngừa bệnh đái tháo đường nói riêng. Tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn:

  • Giảm cân hiệu quả.
  • Giảm lượng đường huyết xuống mức hợp lý.
  • Tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin, từ đó giúp duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường.

Đã có một số nghiên cứu đã cho thấy tập thể dục nhịp điệu và rèn luyện sức đề kháng thường xuyên có thể góp phần kiểm soát đáng kể bệnh đái tháo đường. Vì vậy không có lý do gì mà bạn lại chần chừ thực hiện chúng ngay từ hôm nay.

Không nhất thiết bạn phải tập thể dục trong thời gian dài, nóng nực và đổ nhiều mồ hôi để đạt được mục đích là ngăn ngừa bệnh đái tháo đường. Theo các chuyên gia sức khỏe cho biết đã nghiên cứu thì bạn có thể đi bộ nhanh khoảng nửa giờ mỗi ngày để làm giảm 30% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Ngoài ra, các bài tập thể dục cũng có thể giúp bạn đạt được những lợi ích lớn hơn về sức khỏe tim mạch của mình khi thực hiện với cường độ cao hơn.

Hoạt động thể chất
Hoạt động thể chất

Dành thời gian hàng giờ trước màn hình TV dường như là một hình thức hoạt động đặc biệt có hại. Theo nghiên cứu, cứ 2 giờ bạn dành để xem TV thay vì thực hiện các hoạt động năng động hơn sẽ làm tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đồng thời làm tăng 15% nguy cơ mắc bệnh tim và 13% nguy cơ tử vong sớm. Càng xem nhiều tivi, bạn càng có nhiều khả năng bị thừa cân hoặc béo phì.

Bổ sung nước lọc

Uống đủ nước mỗi ngày các cách phòng tránh bệnh tiểu đường mà bất kì ai cũng dễ dàng áp dụng. Việc uống đủ nước sẽ giúp bạn hạn chế tối đa việc sử dụng các loại đồ uống chứa nhiều đường, chất bảo quản và các thành phần gây tiểu đường khác.

Các loại đồ uống có đường như soda hay cocktail có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tiểu đường tự miễn tiềm ẩn (LADA) ở người trưởng thành.

Các nghiên cứu về ảnh hưởng của đồ uống có đường đối với bệnh tiểu đường cho thấy cả các loại đồ uống có chất làm ngọt nhân tạo hay nước trái cây đều không tốt cho phòng ngừa bệnh tiểu đường. Ngược lại, uống nhiều nước có thể giúp kiểm soát đường huyết và tăng độ nhạy insulin.

Đọc thêm:

Tiểu đường thai kỳ là gì? Có nguy hiểm không?

Nguyên nhân mắc tiểu đường thai kỳ? Tiểu đường thai kỳ gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của mẹ và bé?

Người tiểu đường có được uống cà phê hay không?

Nguyên nhân vì đâu mà tiểu đường tăng cao?

Ưu điểm và nhược điểm của bút tiêm insulin dành cho bệnh nhân tiểu đường

Người tiểu đường nên ăn gì?

Dinh dưỡng dành cho người tiểu đường nên tập trung vào các loại protein từ thịt nạc, thực phẩm giàu chất xơ, trái cây và rau củ, sữa ít béo và các chất béo từ thực vật như bơ, dầu hạt, dầu oliu. Lượng protein hấp thu của người tiểu đường nên được kiểm soát kỹ càng, tốt nhất là dưới sự giám sát của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng.

Những người có chuyên môn sẽ đưa ra các mục tiêu cụ thể về dinh dưỡng trong bữa ăn của người bệnh. Thông thường thì phụ nữ nên sử dụng khoảng 45 g carbohydrate mỗi ngày trong khi nam giới là khoảng 60g. Nguồn thực phẩm lý tưởng nhất để hấp thu là từ trái cây và rau củ.

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ đã đưa ra danh sách các loại thực phẩm tốt cho người mắc bệnh tiểu đường gồm có:

  • Protein: đậu, bơ, gia cầm, trứng và các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ
  • Trái cây và rau củ: dâu tây, khoai lang và các loại rau không chứa tinh bột như măng tây, bông cải xanh, cải xoăn và đậu bắp
  • Sữa: các loại sữa, sữa chua không hoặc ít chất béo
  • Các loại hạt: gạo lứt, mì ống làm từ lúa mì
  • Uống nước cũng rất quan trọng đối với sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường, nên bổ sung các loại nước không chứa calo như nước lọc, trà bất cứ khi nào có thể

Câu hỏi thường gặp

Bệnh tiểu đường/ đái tháo đường là gì?
Nguyên nhân nào gây bệnh tiểu đường?
Người tiểu đường nên ăn gì?

Sponsored Links:

'
'