Răng khôn ( răng 8) mọc lệch, mọc ngầm, mọc ngang ở hàm dưới gây nhiều mối lo ngại. Tùy thuộc vào hướng răng mọc, ở mỗi chúng ta sẽ có những dấu hiệu khác nhau khi mọc răng. Trong quá trình mọc răng 8 có thể gây sốt hay sưng nướu, có những cơn đau dữ dội, nhiều người sưng mặt, bị đau lên cả tai hoặc đầu..nên họ mong sớm nhổ bỏ chúng. Vậy nhổ răng khôn hàm dưới mất bao lâu, Nhổ răng khôn hàm dưới rồi có cần nhổ luôn hàm trên không? Thông tin chi tiết sẽ được bài viết giải đáp.
Nội dung bài viết:
Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian nhổ răng khôn?
Vị trí mọc của răng khôn?
Vị trí mọc của răng khôn quyết định rất nhiều đến thời gian nhổ răng khôn hàm dưới. Có những răng sau khi tiêm tê bác sĩ chỉ cần mất 30s để đưa răng ra khỏi miệng nhưng cũng có những răng cần tới 30 phút.
Với các răng mọc thẳng hoặc vếch dưới 45 độ thường thời gian nhổ răng khá nhanh. Với các răng mọc ngầm, mọc nghiêng 90 độ thời gian nhổ sẽ lâu hơn do bác sĩ cần mở xương hàm để chia cắt thân răng.
Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến thời gian nhổ răng khôn hàm dưới đó là hình dáng chân răng. Nếu chân răng số 8 của bạn mọc chụm thì việc đưa ra rất thuận lợi. Những nếu răng 8 của bạn chân móc câu hoặc nhiều chân, bám chặt vào xương hàm thì chắc chắn sẽ phức tạp và mất nhiều thời gian hơn.
Kỹ năng nhổ răng không của bác sĩ
Tại sao khách hàng thường có câu nói chọn cho anh/ chị: “bác sĩ nào nhổ mát tay?”, “bác sĩ nào nhổ về không đau chút nào” hay “bác sĩ nào nhổ răng rất nhanh”…. bởi điều đó phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của bác sĩ. Bác sĩ nhổ răng khôn không chỉ khéo léo mà còn cần sự dứt khoát khi nhổ răng.
Bác sĩ nhổ răng khôn sau khi nhìn phim X- quang sẽ định hình trong đầu phương pháp nhổ răng. Nếu phải chia cắt thân răng, sẽ có kế hoạch đưa phần thân hay phần chân ra trước để giảm thiểu tối đa các tổn thương cũng như rút ngắn thời gian nhổ răng.
Công nghệ nhổ răng khôn bằng máy Piezotome
Piezotome là công nghệ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay vào việc ứng dụng nhổ răng khôn không đau. Với sóng cao tần được sử dụng linh hoạt ở nhiều thông số khác nhau, sóng siêu âm nhẹ nhàng làm đứt các dây chằng xung quanh thân răng, hỗ trợ bác sĩ dễ dàng lấy răng ra ngoài.
Tuy nhiên, đây chỉ là công nghệ hỗ trợ để quá trình nhổ răng giảm đau, giảm các tác động tổn thương. Bác sĩ vẫn cần sử dụng kết hợp một số khí cụ truyền thống trong nha khoa để đưa được răng ra ngoài. Việc sử dụng linh hoạt giữa hiện đại và truyền thống giúp bác sĩ làm việc hiệu quả hơn khi nhổ răng.
Thời gian nhổ răng khôn hàm dưới bao lâu?
Thông thường thời gian nhổ hàm dưới sau khi bác sĩ đã tiêm tê như sau:
– Răng mọc thẳng, chân chụm, nghiêng dưới 45 độ: Từ 30s – 60s
– Răng mọc thẳng, nhiều chân: 5 – 10 phút
– Răng mọc lệch trên 90 độ: 15 – 20 phút
– Răng mọc lệch trên 45 – 90 độ, nhiều chân, chân răng móc câu: 25 – 30 phút
Trước khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng và vệ sinh khoang miệng sạch sẽ cho bạn để đảm bảo môi trường sạch nhất khi nhổ răng.
Nhổ răng khôn hàm dưới rồi có cần nhổ luôn hàm trên?
Câu trả lời là có. 100% các ca nhổ răng khôn hàm dưới sau đó sẽ cần nhổ răng khôn hàm trên.
Khách hàng thường hỏi: Tại sao răng hàm trên em mọc thẳng, đều với các răng khác mà em vẫn phải nhổ?
Đơn giản: Không phải nha khoa tư vấn bạn nhổ để thu thêm phí đâu nhé. Vì đã mất điểm tựa lực là răng số 8 hàm dưới, nên trong quá trình ăn nhai, khoảng 1 – 2 năm, răng số 8 hàm trên sẽ dần dần mọc trồi xuống phía dưới gây cảm giác cấn cấn, khó chịu trong góc miệng và nguy hiểm hơn là chạm vào nướu hàm dưới.
Do đó, khi xác định nhổ răng khôn hàm dưới bạn nên nhổ luôn hàm trên để tránh phải tới nha khoa nhiều lần và uống nhiều kháng sinh bởi chắc chắn trước sau gì bạn vẫn phải nhổ chúng đi.
Xem thêm:
Ưu điểm của niềng răng trong suốt. Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu?
Dán răng sứ veneer loại nào tốt nhất?