Dinh dưỡng cho trẻ sau ốm dậy, cách cho bé ăn nhanh hồi phục sức khỏe. Biếng ăn sau bệnh là một dạng biếng ăn tâm lý do thay đổi về hoạt động sinh lý trong cơ thể khi bé bị bệnh dẫn đến bé mệt mỏi, thay đổi vị giác, và stress hơn bình thường. Điều này thường làm bé từ chối ăn (chỉ bằng 1/3 lượng ban đầu) và sụt cân. Đối mặt điều này, cha mẹ chăm sóc bé càng stress hơn và bé lại tiếp tục đối mặt với stress của bố mẹ. Bé sẽ kéo dài tình trạng khó chịu này 1 thời gian dài trước khi bé quyết định “tuyệt thực”.
Nội dung bài viết:
Cách cho bé ăn nhanh hồi phục sức khỏe sau ốm dậy
1. Bé cần cha mẹ yêu thương bé hơn
• Nếu còn bú mẹ thì dành thời gian tương tác da kề da trước bú 10 phút để bé cảm thấy thoải mái, cho bé bú tư thế ngồi hoặc nằm trong lòng mẹ để bé cảm giác an toàn, nên cho bé bú mẹ nhiều hơn trong ngày
• Nếu bé bú bình thì mẹ có thể tương tác với bé khi bé bú xong, hoặc lúc bú mẹ xoa bóp nhẹ nhàng lòng bàn chân bé và các ngón chân bé. Điều này cũng làm bé bình tĩnh và cảm giác giảm stress
2. Đừng bao giờ căng thẳng và mệt mỏi trước mặt bé
Giáo sư bác sĩ Stewart đã nhấn mạnh rằng: bé là người đầu tiên nhận ra những thay đổi tâm lý của mẹ và cảm giác mẹ nặng nề, áp lực khi chăm sóc bé, bé sẽ cảm thấy không thoải mái và không được yêu thương
3. Cần hiểu rằng biếng ăn sau ốm chỉ là tạm thời
Giáo dục cho cha mẹ hiểu rằng: những thay đổi về biếng ăn và cân nặng là tạm thời, không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Nếu thực hành đúng bé sẽ phục hồi trở lại
Mỗi cha mẹ phải hiểu điều này và đừng đặt nặng vấn đề bé không ăn hay bị sụt cân. Vì bạn càng chú ý đến điều này thì bạn càng stress, bé cũng ảnh hưởng stress theo. Trên thực tế, ở rất nhiều ca lâm sàng, khi thực hiện biện pháp điều trị tâm lý giảm stress cho mẹ thì các bé phục hồi tăng trưởng rất tốt chỉ sau vài tuần, mà không cần thay đổi chế độ ăn của bé
Dinh dưỡng cho trẻ sau ốm dậy
1. Nguyên tắc phải thuộc lòng:
Bé ăn theo nhu cầu của bé, không phải nhu cầu của mẹ, điều này lại càng đúng khi bé sau bệnh
Hãy cho bé món ăn bé thích, ăn theo lượng bé hướng dẫn bạn, dù bé có bỏ ăn 24 tiếng và chỉ đòi sữa sau khi vừa khỏi bệnh là bình thường
2. Chia nhỏ bữa ăn và kiên nhẫn
Chia nhỏ bữa ăn cho bé ăn, kết thúc ngay khi bé không muốn ăn. Đừng bỏ bữa hay bỏ ngày cách quãng vì nghĩ rằng bỏ vài ngày bé sẽ ăn lại. Điều này là sai và bạn phải đối mặt với một biếng ăn khác kèm theo là loạn cấu trúc (vì các bé sau bệnh rất dễ bị loạn cấu trúc thức ăn). Luôn giới thiệu bữa ăn cho bé hằng ngày dù bé có ăn hay không
3. Thức ăn mềm mịn
Thức ăn mềm mịn (nhưng không quá lỏng – nếu bé đã qua 7 tháng tuổi). Bé trên 10 tháng tuổi thì thích dạng giòn giòn hơn vì các bé sẽ nghe được âm thanh vui tai khi cắn
4. Ăn đa dạng, không kiêng cữ gì.
Nếu bé bị tiêu chảy thì hạn chế ăn rau cho lá, hải sản và cá trong 1 tuần. Các bé bị sốt hay viêm thì nên ăn các thức ăn giàu vitamin C và chất đạm, tốt nhất là dạng súp nấu với gà
5. Cho bé uống đủ nước 1 ngày.
Bổ sung nước là rất quan trọng cho cả người lớn cũng như trẻ nhỏ. Bé bị ốm thì việc ăn uống khó khăn khiến lượng nước trong cơ thể thiếu hụt. Nếu bé lười uống nước, hãy dùng nước ép hoa quả thơm ngon để bé uống được nhiều nước hơn đồng thời bổ sung vitamin tốt cho cơ thể.
6. Bổ sung vitamin cho bé
Có rất nhiều loại vitamin và dưỡng chất khác nhau, điều này khiến ba mẹ phân vân không biết chọn loại nào để bổ sung cho bé. Về cơ bản, cơ thể thiếu hụt vitamin nào sẽ biểu hiện ra bên ngoài những bệnh lý khác nhau. Mẹ có thể tham khảo danh sách các loại vitamin cho bé sau khi ốm dậy theo sau đây, để giúp con nhanh chóng khỏe mạnh.
Xem bài viết về nhu cầu nước 1 ngày theo độ tuổi tại đây
Nguồn: Bs Nguyen Anh