Dạy kĩ năng cho bé từ 1 tuổi trở lên như thế nào?

Dạy kĩ năng cho bé từ 1 tuổi trở lên như thế nào? Các kĩ năng vận động và ngôn ngữ nên được dạy cho bé từ sớm để con phát triển đều về cả thể chất và trí tuệ, giúp bé có sức khỏe tốt, nhanh nhẹn và thông minh.

Dạy kĩ năng cho bé từ 1 tuổi trở lên như thế nào?
Dạy kĩ năng cho bé từ 1 tuổi trở lên như thế nào?

DẠY VÀ HUẤN LUYỆN BÉ 13 – 24 THÁNG TUỔI.

Về cơ bản lứa tuổi này bé phát triển rất nhanh. Và có những tháng đặc điểm bé gần như giống nhau không cần tách ra nữa. Dựa vào điểm chung đó chúng ta phân chia dạy bé như sau
– Bé 13-14 tháng ( như bé 12 tháng)
– bé 15-17 tháng
– bé 18- 22 tháng
– bé 22-24 tháng tuổi.
Ngoài ra tầm tuổi này do tính chất công việc nhiều bé cai sữa và đi lớp. Chính vì vậy có mấy lưu ý sau
– Tẩy giun cho bé và gia đình : bé chơi tự nhiên nhiều dễ mắc giun. Tầm 1 tuổi đã tẩy được( albedazone 200 mg. Nhớ tẩy cả nhà )
– Bổ sung DHA cho bé nếu chế độ ăn thiếu DHA giúp bé học hỏi tốt hơn
– Bổ sung tăng đề kháng với bé cai sữa hoặc bé đi lớp. Đây là đối tượng đề kháng tương đối kém và dễ bị nhiễm bệnh hoặc lây bệnh
– Do bé hiểu biết tương đối tốt chú ý hạn chế hoạt động hoặc ngôn từ xấu trước mặt bé. Huấn luyện bé từ từ và nhẹ nhàng. Giúp bé học dần cách tự lập và ngăn nắp, vệ sinh,san sẻ và hoà đồng . Dạy bé các trò chơi thúc đẩy tính sáng tạo.

1,DẠY VÀ HUẤN LUYỆN BÉ 15-17 THÁNG TUỔI

1.1, Tăng cường nhiều trò chơi và nội dung chơi cho trẻ.

Ở lứa tuổi này , phạm vi hoạt động bé tương đối rộng , cả về sự phối hợp tay chân cũng như phát triển đại não. Bố mẹ có thể có thể chọn cho bé đồ chơi xẻng nhỏ, xô , cốc để tăng thêm nội dung chơi cho trẻ. Chúng ta hướng dẫn bé cách đổ cát , hoặc xúc vào giúp bé phối hợp tốt tay chân và não bộ. Cũng có thể cho bé chơi trò chơi di chuyển đồ vật từ chỗ đựng này sang chỗ đựng khác. Về cơ bản trẻ rất thích chơi nước với đất, chúng ta yên tâm cho chúng chơi với cát xạch hoặc nước sạch nhưng nhớ vệ sinh sạch sẽ cho bé khi chơi. Bé có thể xúc cát vào xô rồi đổ ra xúc lại …


Trong giai đoạn này bố mẹ cố gắng tạo thời gian chơi cùng bé. Cũng có thể cho bé đeo mặt nạ hoặc chỉ cho bé các con vật trong tranh và kêu tiếng kêu con vật đó , bé bắt chước và kêu theo. Sau đó có thể chỉ vào mặt nạ hoặc tranh khuyến khích bé kêu theo tiến con vật đó. Từ đó luyện cho bé khả nằn tư duy và tưởng tượng. Trong thời điểm này có thể chơi trò chơi mang tính phối hợp hoặc không gian như nhặt đồ hoặc ném bóng vào rổ hoặc hộp lớn.

1,2 Huấn luyện ngôn ngữ.

Trẻ đã biết sử dụng ngôn từ diễn đạt ý muốn của mình tuy chưa thành câu và đôi khi chỉ 1-2 từ như : ăn, mum, mẹ, chơi … Dẫu biết vậy nhưng cha mẹ chú ý. Không được dạy bé kiểu nói lắp 2 từ : Mèo mèo, ăn ăn, chơi chơi… mà chỉ một từ hoặc câu đầy đủ, hoàn chỉnh , chính xác giúp bé không nói sai sau này.

Nói chung dạy bé không quá sốt ruột, từ từ giúp bé dễ học. Khi chơi cùng bạn ,cố dạy trẻ biết chia sẻ đồ chơi và nhường nhịn với bạn tạo tính hoà đồng và thân thiện. Sau này đến lớp bé ngoan hơn.

2, DẠY VÀ HUẤN LUYỆN BÉ 18-22 THÁNG TUỔI.

Trẻ giai đoạn này rất thích nói chuyện với người lớn., bố mẹ bé lên tận dụng thời gian này bên bé , dạy bé nói thông qua tranh ảnh, đồ vật, dạy bé kiên nhẫn chút một. Với một số bé phát âm không rõ ràng , cha mẹ chỉnh dần cho bé chính xác hơn.

Trẻ 18 tháng đã có thể chạy được, bố mẹ có thể dạy bé các hoạt động cần vận động và phối hợp các cơ nhiều : Nhảy, nhảy 2 chân, đá bóng… hoặc huấn luyện cho bé tự đi cầu thang tất nhiên vẫn theo dõi bé. Bé dễ phối hợp các cơ với nhau và định hỉnh khoảng cách không gian trên dưới. Giai đoạn này cũng có thể cho bé chơi trò chơi phố hợp : ném cho bé quả bóng và yêu cầu bé tung lại.

Về cơ bản giai đoạn 1,5 tuổi này bé đã hiểu chuyện. Chúng ta phải thống nhất rõ ràng trong gia đình một cách dạy bé nhất quán, không được khác nhau giữa cách dạy của bố, mẹ, ông bà , cô giáo ( nếu bé đi lớp). Giúp bé hiểu rõ đúng sai, tránh bé bị loạn hoặc hình thành tích cách không tốt. Do giai đoạn này bé hơi độc đoán, không hài lòng là khóc to, ăn vạ. Trong trường hợp này tốt nhất không được làm theo yêu cầu, coi như không biết. Đợi bé dịu lại rồi chỉ bảo bé nhẹ nhàng. Khoing quát mắng , to tiếng với bé.
Nói chung giai đoạn này bố mẹ cố không được cãi nhau hoặc xô xát trước mặt bé. Hoặc dùng ngôn từ không đúng bé dễ học theo, không nói dối bé, khen bé hoặc chê bé trước mặt người khác.

3, DẠY VÀ HUẤN LUYỆN BÉ 22-24 THÁNG TUỔI.

3,1 Dạy bé thói quen tốt

– Dạy bé một số hoạt động tốt: Tự mặc quần áo, đi dep, rửa tay… giai đoạn đầu bố mẹ hướng dẫn bé , sau đó chỉ cần ở bên chỉ bảo bé , bé thích và tự làm. Khen ngợi bé khi bé làm tốt.

– Luyện cho bé thói quen vệ sinh tốt : Vệ sinh răng miệng trước khi ngủ, rửa mặt trước ngủ và sau khi ngủ dậy, vệ sinh trước khi ăn, lâu dần hình thành thói quen tốt cho bé … đừng bỏ mặc bé hoặc chỉ chăm chăm làm tận răng cho bé, sau bé gần như khó thành thói quen tốt.

3,2 Về ngôn ngữ.

Vỗ từ vựng bé tương đối nhiều, rất thích nói chuyện tuy nhiên chưa đủ để thể hiện ý của bé. Bố mẹ vẫn kiên trì bổ sung vỗn từ vựng cho bé bằng các trò chơi: gọi điện thoại, dạy một số bài hát đơn giản … Bố mẹ cũng có thể kể một số câu chuyện đơn giản cho bé nghe , cố bảo bé kể lại giúp bé luyện trí nhớ tốt. Hoặc đua ra một số câu hỏi như : con làm mất đồ chơi của bạn thì sao, con đánh bạn thì thế nào .. giúp bé hình thành khả năng giải quyết vấn đề.

Tầm 2 tuổi nếu bé vẫn chưa lưu loát có thể đến bệnh viện kiểm tra lại các giác quan của bé xem có sao ko. Nếu vẫn bình thường có thể do bố mẹ ít nói chuyện với bé hoặc chậm phát triển tâm trí, chịu khó nói chuyện với bé kèm bổ sung DHA

3,3 Về nhận thức không gian

Trẻ gần 2 tuổi đã biết nhận thức không gian tương đối. Thường bé học phân biệt trên dưới, sau đó là trước sau và cuối cùng là trái, phải.

Để giúp bé hình thành nhận thức không gian, bố mẹ lên hướng dẫn bé bằng cách bảo bé nhặt đồ chơi” dưới gầm bàn, trên mặt bàn” hoặc tả cho bé ” bố đuổi phía sau”, ” chon chạy phía trước nhé, mẹ đuổi theo sau…”. Khi đeo găng tay hoặc đưa đồ chơi cố bảo bé ” đeo bên trái/ phải hoặc cầm bên tay trái/ phải nào…” thật nhiều lần bé sẽ nhớ. Nhớ kết hợp thực tiễn bé mới hiểu chứ chỉ nói không bé rất khó hiểu.

3,4 Về khả năng nhận thức : Bé rất hay nhặt đồ linh tinh cho vào túi hoặc chơi. Qua đó bố mẹ tận dụng dạy bé cách nhận biết đồ chơi hoặc tính chất đồ chơi: Bình hình tròn, nút chai bằng sắt, nút chai bằng nhựa .. khí đó bé dần hình dung tính chất đồ vật. Cũng phối hợp với bé khi ra ngoài đường : Chỉ bé đây là otto, xe đạp, xe máy, kèm theo màu sắc.

3,5 Giúp bé hiểu sơ qua về toán học

Rất nhiều bé có thể đếm được 1.2.3.4.. nhưng không hiểu gì về các con số. Bố mẹ dạy đi dạy lại giúo bé nhận thức các con số bằng trò chơi: Như đếm đồ chơi, 1 cái nào, 2 cái nào …. dạy từ số 1 xong đến số 2 , tiếp tục lên 3,4 khi bé hiểu số 1,2. Không dạy cùng lúc nhiều số.

3,6 Huấn luyện động tác : Bé 2 tuổi đi và chạy rất vững. Luyện cho bé đứng 1 chân giúp bé hiểu về sự thay đổi trọng tâm. Cũng có thể cho bé tập đi xe 3 bánh để bé phối hợp các động tác : tay chân, não và quan sát.

3,7 Vẽ tranh với bé: Bé tầm này rất thích vẽ tranh. Cũng có thể cho bé que bé nghuyệch ngoạc trên cát boặc bút sáp vẽ trên giấy. Bố mẹ có thể bé trước cho bé hình tròn, xoáy ốc , đường thẳng để bé vẽ tập theo. Khi bé vẽ được dù không đẹp lắm vẫn khen ngợi và khuyến khích bé. Nếu mỗi ngày cho bé vẽ 1-2 lần 10-15 p sau này việc điều khiển tay bé tốt hơn nhiều , viết chữ tốt hơn đông thời bé sáng tạo hơn trong mỗi bức tranh bé vẽ

DẠY VÀ HUẤN LUYỆN BÉ 25-36 THÁNG

Cháu lên 3 cháu đi mẫu giáo … Cô thương cháu vì cháu không khóc nhè.
Nhưng” Mẹ mệt cháu vì cháu hay mè nheo, ăn vạ”. Đó là KHỦNG HOẢNG TUỔI LÊN 3. Vậy tại sao bé lên 3 hay có khủng hoảng( rối loạn tâm lý).

1, Khi bé lên 3 đánh dấu sự trưởng thành hầu hết của toàn bộ cơ quan bé :

– Hệ tiêu hoá hoàn thiện, răng , dạ dày …, bé cai sữa rồi, thức ăn hoàn toàn bên ngoài mà không cần lệ thuộc mẹ nữa
– Hệ vận động bé hoàn thiện : bé chạy nhảy, cầm nắm vận động tốt, một số việc cá nhân bé đã tự làm rồi.
– Hệ thần kinh : Bé gần như đã hiểu biết nhiều , nói sõi và hiểu người lớn nói. Khi đó bé có phản ứng lại ngay với những tín hiệu mà bé cảm thấy không tốt từ người lớn và chống đối lại. Đồng thời bé cũng có những hành động và lời nói muốn người lớn chú ý. Đi đôi với việc tò mò và tìm hiểu xung quanh , kéo theo các câu hỏi mong muốn người lớn giải thích thoả đáng.

– Hệ miễn dịch bé cũng hoàn thiện hoàn toàn. Ở độ tuổi này có sự thoái trào của một số bệnh tự miễn. Bé ít ốm vặt hơn.
Nói chung như các bạn quan sát , ở những động vật khi con non trưởng thành ứng với tuổi lên 3 của bé , đã phải tự lập kiếm ăn. Có thể những kỹ năng đó được di truyền đến bây giờ và ảnh hưởng đến tâm lý bé.
Nói chung ở tuổi này bé muốn Tự Lập khi đã trưởng thành phần nào , muốn thoát ra một sự kìm kẹp vô hình từ bố mẹ để khẳng định bản thân. Từ đó hình thành phần nào cách ứng xử bé

2, Khi bé lên 3 : đa số các mẹ đều có em bé nữa. Việc chú tâm nhiều vào bé nhỏ khiến bé lớn cảm thấy bị cô lập. Bé mong muốn được chú ý hơn.

3, Tuổi lên 3 , ở nước ta đa số các bé đều được gửi đến lớp. Việc tiếp xúc với nhiều bé , có những tính cách khác nhau hoặc ảnh hưởng bởi môi trường giáo dục. Bé cũng thay đổi nhiều tính nết mà khi ở nhà bé không vậy.

TÓM LẠI:

Khi bé lên 3, một số bé có biểu hiện KHỦNG HOẢNG thể hiện ở cách đáp ứng với cuộc sống hoặc lời cha mẹ. Điều này hoàn toàn là bình thường. Các mẹ cũng không quá lo lắng. Các việc các mẹ cần làm
– Lợi dụng tính muốn tự lập ở bé , dạy bé các kỹ năng sống tự lập ngay từ lúc này, không quá lệ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ. Ít nhất là việc cá nhân
– Do bé nhận thức tốt, lên nhẹ nhàng dạy bé phân biệt đúng sai. Thưởng phạt. Lờ đi khi bé cố ý làm trò muốn chúng ta chú ý.
– Không quá căng thẳng dạy bé bằng to tiếng hoặc bạo lực vì ảnh hưởng nhiều đến tính ương bướng bé sau này.
Trong giai đoạn này , ngoài những bài huấn luyện về các động tác đòi hỏi độ khó và tinh tế hơn lứa tuổi trước , cần thêm dạy bé kỹ năng về xã hội, ngôn ngừ sâu hơn và tự sắp xếp trong cuộc sống.
Ngoài ra giai đoạn này các bé đều đi lớp. Tiếp xúc với bạn bè và môi trường mới, hay ốm vặt. Vẫn bổ sung tăng đề kháng cho bé nếu bé hay ốm vặt. Ăn uống cân đối và đầy đủ dinh dưỡng. Tẩy giun định kỳ. Bổ sung thêm DHA.

DẠY VÀ HUẤN LUYỆN BÉ 25-27 THÁNG

1,Huấn luyện động tác

– Lấy đà nhảy xa: Bố mẹ đối diện bé, giữ hai tay bé bảo bé nhảy về phía trước , khi bé thành thạo để bé tự làm hoặc nhảy từng bậc thềm một.
– Luyện bé chạy và dừng lại để phối hợp các chi và thăng bằng
– Luyện cho bé phối hợp tứ chi bằng cách trèo lên ghế lấy đồ chơi. Tất nhiên có sự giám sát của cha mẹ bà bàn ghế phải chắc chắn. Khi bé có thể trèo , phối hợp giữa các chi càng linh hoạt. Nhớ bỏ hết đồ gia dụng hoặc nguy hiểm cho bé. Tránh bé trèo lên nghịch.
– Cũng có thể luyện cho bé đá quả bóng vào gôn , làm mẫu trước cho bé. Bé định hình chuyển động và không gian tốt hơn.
Ngoài ra các bạn chú ý huấn luyện bé những động tác đòi hỏi sự tinh tế : Xâu hạt, tháo nắp các đồ chơi đơn giản , vẽ vòng tròn, ghép các đồ chơi hoặc hình giống nhau luyện tư duy.

2,Huấn luyện ngôn ngữ

– Học cách nhớ và gọi tên từng người trong gia đình. Biết cách tự giới thiệu bản thân ” con là A con mẹ B và bố C”. Học cách dùng ngón tay hoặc nói ra số tuổi, có thể giới thiệu mình là con trai hay con gái
– Dạy bé ghép câu hoàn chỉnh , cả chủ ngữ, vị ngữ..” Con muốn đi chơi”, ” con muốn đá bóng..” Dạy bé luôn một số tính từ đơn giản như màu sắc ” con muốn mặc áo màu trắng …”.
– Dạy bé phân biệt âm thanh các con vật. Bố mẹ có thể kêu và hỏi bé xem con gì. Nếu có âm thanh như: còi xe, người đi bộ, người chạy … cũng dạy bé luôn.
– Dạy bé thuốc một số bài hát dành cho trẻ nhỏ. Nhớ bé thuộc hẳn mới chuyển sang dạy bài khác. Giúp bé học và hiểu hơn về ngôn ngữ và từ vựng.

3, Huấn luyện năng lực nhận thức

– Học đếm số : Qua đồ chơi cố dạy bé phân biệt lớn nhỏ về kích thước , nhiều ít về số lượng. Chỉ dần dần , ví dụ: chỉ vào 1 quả bóng nói 1, chỉ tiếp quả bóng nói 2…. lâu ngày có thể: đưa mẹ 1 quả táo, đưa mẹ 2 quả táo. Bé dần hình thành định nghĩa số lượng.
– Dạy bé trước sau, trên dưới :
-Dạy bé phân biệt các màu sắc : Dạy bé màu đỏ trước , sau đó đến màu vàng, đen…. dạy nhiều lần

4, Huấn luyện khả năng giao tiếp xã hội

– Nhận biết môi trường sống quanh nhà : khi cho bé đi bộ, cho bé nhận biết cửa cổng nhà mình, con đường , một vài nhà xung quanh, cố cho bé nhớ rõ nhà mình
– Phân biệt được buổi sáng và tối. Sáng ngủ dậy nhớ chào buổi sáng bé và yêu cầu bé chào lại. Tả buổi sáng gồm những gì : Ông mặt trời mọc .. cho bé. Cho bé dậy và hít thở không khí trong lành. Đến tối chỉ cho bé trời tối, bật đèn. Và thói quen chúc bố mẹ ngủ ngon cũng như chúc bé ngủ ngon.
-Cổ vũ bé giao lưu và chơi với các bạn khác khi đi chơi ở ngoài. Giúp bé tính hoà đồng , học thêm từ vựng, hướng dẫn bé chơi ngoan, nhường nhịn và không đánh nhau.

5, Huấn luyện khả năng tự sắp sếp cuộc sống

– Học súc miệng đánh răng trước khi ngủ : Bố mẹ làm mẫu và hướng dẫn bé. Sau cho bé tự đánh bằng bàn chải riêng và phù hợp
– Dạy bé cách dùng đũa khi ăn
– Với bé gái dạy bé cách thay quần áo cho búo bê. Qua đó bé biết cách cởi , mặc quần áo cho mình.

DẠY VÀ HUẤN LUYỆN BÉ 28-30 THÁNG.

1, Huấn luyện động tác

– Đi bằng mũi chân : Giúp bé cân bằng cơ thể , hướng dẫn bé từ từ. Ban đầu là đứng băng mũi chân sau đó mới đi. Khi bé đi được việc thăng bằng bé tốt hơn. Thúc đẩy mỗi liên hệ giữa các động tác và não bộ.
– Đi thanh thăng bằng: Có thể cho bé đi trên thanh gỗ to trên mặc đất hoặc gờ tường thấp( 15 cm). Giai đoạn đầu giữ bé giúp bé đi. Khi thành thạo để tự bé đi.
– Huấn luyện các động tác tinh xảo : Xếp thứ tự đồ chơi lớn nhỏ , hoặc đổ cát từ bát này sang bát khác mà không rơi ra ngoài.

2, Huấn luyện khả năng ngôn ngữ

– Nhìn tranh nói : Xem tranh cùng bé, kể các câu chuyện liên quan đến tranh một cách đơn giản và yêu cầu bé kể lại. Qua bức tranh hỏi một số chi tiết đơn giản như ” con gì” , “vật gì ” để vé học cách trả lời.
– Học cách nói thầm : bố hoặc mẹ nói thầm vào tai bé. Luyện thính giác bé.

3, Huấn luyện khả năng nhận thức

– Vẫn huấn luyện bé nhận biết số 1,2,3.
– Huấn luyện bé biết dung lượng : To nhỏ
– Vẫn huấn luyện bé các hình như tròn , vuông , tam giác, và các màu sắc thêm cho bé thật rõ ràng

4, Huấn luyện khả năng giao tiếp xã hội và tinh thần

– Huấn luyện bé im lặng trong 1 time : Bố mẹ có thể tắt hết âm nhạc, Điện thoại, đóng kín cửa và yên lặng ngồi im. Khi bé luyện được im lặng rồi bé luyện được tính chú tâm có ích cho việc học sau này. Và qua đó bé học cách lễ phép , im lặng đúng chỗ
– Học việc nhà và nói văn minh : có thể sai bé một số việc vặt như lấy đồ cho cha mẹ, lau đồ chơi. Khi người lớn nói chuyện với nhau trước mặt trẻ con phải sưng hô chuẩn mực và lễ phép.
– Khi bé chơi cùng bạn bè hoặc các bé khác , xuất hiện hành vi đánh bạn cần nghiêm khắc dạy ngay từ đầu. Dạy bằng ánh mắt, lời nói nghiêm khắc chứ không phải đánh hoặc quát mắng. Không quá cưng chiều bé, giúp bé chơi với bạn một cách thân thiện.

5, Huấn luyện bé tự sắp sếp cuộc sống của bé

– Giúp bé học cách mặc áo chui đầu
– Học chùi đít sau khi đại tiện.

DẠY VÀ HUẤN LUYỆN BÉ 31-33 THÁNG.

1, Huấn luyện động tác
– Cho bé đi, chạy, nhảy khi chơi với bạn trò đuổi bắt. Hoặc cho bé đi đoạn đường hơi dài
– Giúp bé trèo lên giá 3 tầng. Ngoài huấn luyện phối hợp chi và cân nặng, điều phối các cơ , giúp bé huấn luyện lòng dũng cảm.
– Giúp bé chui qua hang: dùng thùng caton lớn tạo đường hang cho bé chơi. Phối hợp chui và cong lưng khi chui giúp bé linh hoạt hơn.
– Đi xe đạp 3 bánh: Tập cân bằng và phối hợp tứ chi với đại não.

2, Huấn luyện động tác tinh tế :

– Xé giấy theo hình : bạn cố dập 1 hình để bé xé. Khi thuần thục thì vẽ bằng bút để bé vẽ.
– Ghép từ 4-6 mảnh cắt thành 1 bức tranh hoàn chỉnh đơn giản.

3, Huấn luyện ngôn ngữ

– Luyện giúp bé nói công dụng của đồ vật: Bút để viết, bát để ăn
– Huấn luyện nói tù bắt chước động tác : Khóc thì bé giả động tác khóc, cười thì động tác cười, ăn động tác nhai …
– Tập ghép đôi từ trái ngĩa: Sáng- Tối, xấu- Đẹp, dài – ngắn , to- bé ..

4, Huấn luyện khả năng nhận biết

– Học cách viết chữ số và chữ đơn giản : dạy bé từng số 0-9 và cách viết từng số 1. Chú ý những số có nét giống nhau: 1-7, 3-8 …. cũng có thể cho bé học viết 1 số chữ đơn giản a.b.c.
– Học các nghề khác nhau của mọi người : Bác sĩ, giáo viên , nông dân….
– Giúp bé hiểu thêm khái niệm thời gian kèm quy luật: tầm nào dậy, ăn sáng, đến lớp , ngủ trưa…… thành một thời gian biểu trong ngày cho bé.
– Huấn luyện thu dọn đồ chơi sau khi chơi. Hoặc giúp bé nhận biết chỗ đề đồ của mình hoặc đồ của người khác tròn nhà bằng cách nhờ bé cất hộ đồ.

5, Huấn luyện giao tiếp xã hội

– Đưa bé đi siêu thị, chợ giúp bé biết cách thức trao đổi mua hàng hoặc qua chọn đồ giới thiệu bé từng sản phẩm. Cố cho bé biết trình tự mua hàng. Về yêu cầu bé tả lại đơn giản
– Học chời đợi : Dạy bé cách sếp hàng khi mua vé, chờ đến lượt khi chơi cùng bạn bè.

6, Huấn luyện tự lập

– Tự rửa chân : Mẹ hướng dẫn bé từ đầu : cởi tất, bỏ chân vào chậu, kỳ cọ và đổ nước. Sau đó hướng dẫn bé cách kỳ cọ và tự đổ chậu nước sau khi rửa xong
– Hướng dẫn bé học cách mặc quần áo có khuy cài : Cố cho bé chui một tay vào trước sau đó đến tay còn lại. Để áo thẳng ra và hai mép cạnh nhau, dạy bé cài từ khuy cuối cùng lên trên cổ. Cái nào khó bố mẹ cài giúp. Cái này chỉnh dần và có tính kiên nhẫn. Sau này lử lớp bé tự một phần biết cài áo khi cúc áo bung.

DẠY VÀ HUẤN LUYỆN BÉ 34-36 THÁNG

1, Huấn luyện động tác.

– Chơi bóng : Dạy bé cách đón bóng. Ném bóng ra xa.
– Nhảy cao : Dùng đồ chơi dơ lên cao giúp bé nhảy lên lấy. Tất nhiên độ cao vừa phải
– Học nhảy ô: Cho bé nhảy từ ô này sang ô khác.
– Chơi xích đu : Giúp bé huấn luyện khả năng cân bằng và điều khiển cơ thể.
– Huấn luyện các động tác tinh xảo : Vẽ thành thạo hình tròn. Hướng dẫn bé vẽ thêm một số bộ phận trên khuôn mặt. Sau đó vẽ tay và chân. Tuy bức tranh ko cần đẹp nhưng giúp bé nhận thức bộ phận cơ thể. Cũng có thể cho bé học cách dùng kéo khi có người lớn bên cạnh giúp bé linh hoạt ngón tay. Tập nhặt các loại hạt khác nhau riêng ra

2, Huấn luyện khả năng ngôn ngữ

– Học kể câu chuyện bằng tranh: Bố mẹ kể trước. Sau đó hỏi bé một số câu hỏi đơn gỉn về câu chuyện
– Tập đố và giải câu đố đơn giản : Tăng khả năng nhận thức của bé : Thứ gì dùng để nằm ngủ, thứ gì tròn dùng để ăn cơm, trên cây có cái gì màu xanh…

3, Huấn luyện khả năng nhận thức

– Học đếm số :
-Học chơi oẳn tù tì : Giup bé hiểu búa kéo lá Khi thuần thục biết thế nào là thắng thua thì có thể chơi với bạn khác

4, Giúp bé hiểu nhu cầu hằng ngày : Giúp bé hiểu các nhu cầu cơ bản / Đói cần ăn, khát thì uống , buồn ngủ đi ngủ, lạnh thì mặc thêm áo … hoặc một số quy luật cơ bản : Cá trong nươc, chím trên trời , mấy trên trời ….

5, Huấn luyện giao tiêp và tình cảm
– Dạy bé cách lễ phép : Chào người lớn khi gặp, cảm ơn khi cho quà. Chào tạm biệt khi ra về.
– Học làm việc nhà : Nhờ bé một số việc đơn giản như lấy cho bố tờ báo, lấy mẹ túi … giúp bé yêu thích công việc,
– Huấn luyện ngăn nắp: Sếp đồ chơi sau khi chơi hoặc trước khi đi ngủ , huấn luyện bé ngăn nắp. Vệ sinh.

Sponsored Links:

'
'