Tác hại của việc đeo tai nghe nhiều, mở nhạc to

Tìm hiểu Tác hại của việc đeo tai nghe nhiều, mở nhạc to. Đặc biệt trong đó, ốc tai mỗi người có nhiều tế bào thính giác, trong đó nhiều tế bào chịu trách nhiệm nghe các tần số khác nhau. Âm thanh, tiếng ồn quá mạnh, kéo dài sẽ gây ra trạng thái kích thích liên tục, hậu quả là làm mệt thính giác. Tai nghe thì có nhiều loại, loại đểu thường phải bật to, âm bass hoặc nhiễu nhiều. Ảnh hưởng rối loại thính giác.

Nghe nhạc với cường độ lớn, hoặc nghe trước khi ngủ rồi ngủ quên luôn không những làm tổn thương cơ quan thính giác mà còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Âm thanh to ảnh hưởng rất lớn, thể hiện có một số người đặc biệt là phụ nữ, bị giật mình khi còi ô tô  to. bị tai nạn. Ngay cả trong phố.

Biểu hiện bệnh lý ở tai:

– Các biểu hiện bênh lý ở tai như ù tai hay chóng mặt, nhức đầu, tức ngực, hoa mắt, mệt mỏi toàn thân… Đó là những biểu hiện của một chấn thương âm thanh cấp tính.Những biểu hiện này biến mất sau vài giờ nhưng cũng có thể kéo dài vài ngày hoặc để lại di chứng về thính lực và thần kinh.

– Âm thanh càng lớn càng tác hại: Âm thanh trên 85db liên tục trên hai giờ một ngày và kéo dài nhiều tháng sẽ gây giảm thính lực. Hiện nay đa số máy nghe nhạc có tai nghe đều có công suất cực đại đến 120db đương nhiên sẽ gây tác hại nếu không sử dụng đúng cách.

– Bệnh nhân có thể sẽ không cảm thấy giảm thính lực ngay, mà phải một thời gian sau mới nhận ra. Tiếng ồn hay âm nhạc quá lớn sẽ tổn thương trước tiên các tế bào thần kinh thính giác tần số cao, sau đó sẽ đến các tần số trung bình và thấp. Như vậy, sẽ ảnh hưởng đến sự nghe với tần số trung bình của tiếng nói bình thường.

Tác hại của việc đeo tai nghe nhiều

– Xuất phát từ nhận thức tốt là không gây phiền đến người xung quanh, những trường hợp nói trên dùng headphone để thưởng thức thú vui theo cách của mình, muốn điều chỉnh âm lượng lớn bao nhiêu thì tùy thích. Nhưng việc này có thể dẫn đến tổn thương trầm trọng cho bộ phận thính giác.

– Nghe nhạc bằng tai nghe trong nhiều giờ, nhiều ngày có thể làm biến đổi sự vận hành chức năng của các tế bào thính giác. Một nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới cho thấy, có đến 7% dân số thế giới bị điếc, và tỷ lệ ấy cũng đúng ở Việt Nam. Theo bác sĩ Đỗ Hồng Giang, Phó khoa thính học, bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM, nếu trước đây chứng lão thính xuất hiện ở những người già trong độ tuổi 60, thì nay lão thính đang trẻ hoá từ độ tuổi 30 – 40, trong đó có nguyên nhân nghe nhạc bằng tai nghe (earphone, headphone).

– Ốc tai không chịu được tiếng ồn lâu. Nhiều bạn trẻ nghe nhạc bằng tai nghe liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày nên tế bào thần kinh trong ốc tai làm việc quá sức, gây mệt mỏi. Vì vậy, khi nghe người khác nói, bệnh nhân nghe mà không hiểu, không phân tích được, khả năng nhận biết lời nói kém, dù kết quả đo thính lực đồ cho thấy thính lực chưa thay đổi nhiều.

– Hiện hầu hết các máy nghe nhạc đeo tai đều có công suất cực đại đến 120db, gây ra nhiều áp lực âm thanh trực tiếp đến tế bào thần kinh. Mà mỗi người có khoảng 16.000 tế bào của tai trong (hay ốc tai), trong đó 3.000 tế bào cho phép nghe, còn những tế bào khác có chức năng khuếch đại âm thanh và chọn lọc tần số.

– Một sự vang âm quá mạnh trong ốc tai sẽ gây ra trạng thái kích thích, hậu quả là làm mệt thính giác. Sau đó, trầm trọng hơn là sự mất thính giác đối với những tần số cao.

– Hiện nay, nhiều thanh thiếu niên quen dùng tai nghe để nghe nhạc ít nhất một đến hai giờ mỗi ngày, với cường độ lớn đến mức thậm chí người đối diện cũng nghe được! Nhiều bạn trẻ còn có thói quen nghe nhạc rồi ngủ quên luôn. Khi ngủ, não bộ cần nghỉ ngơi thì lại phải chịu đựng sự tra tấn của âm thanh. Hành vi có hại này làm biến đổi sự vận hành chức năng của các tế bào thính giác.

– Nguy hiểm là bệnh nhân không cảm thấy giảm thính lực ngay, mà phải vài năm mới nhận ra. Bởi tiếng ồn chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận âm thanh tần số cao, sau đó mới ảnh hưởng đến tần số thấp hơn là tiếng nói.

ĐEO TAI NGHE QUÁ THƯỜNG XUYÊN khiến BẠN CÓ THỂ BỊ ĐIẾC SỚM

Giới trẻ ngày nay đắm chìm vào các giai điệu âm nhạc bằng cách vặn to âm lượng khi nghe bài hát yêu thích. Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thói quen này có thể làm mất thính lực của họ trong tương lai.

Sự phổ biến của các thiết bị di động là không thể chối bỏ, đó là lý do tại sao nhiều người trẻ bị cuốn hút vào nó. Nghe nhạc sử dụng tai nghe có thể đem đến một ảnh hưởng không tốt đến khả năng nghe của họ.

Do đó hãy hạn chế đeo tai nghe quá nhiều. Hoặc như mình là gần như không dùng nữa.

Sponsored Links:

Trả lời

'
'