Răng sữa mọc thưa có phải là điều bất thường? Hướng dẫn chăm sóc răng sữa cho trẻ

Đây là bài viết 129 / 304 trong series Lời khuyên sức khỏe

Răng sữa bị thưa có phải là điều bất thường? răng thưa có ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn của trẻ sau này không, có cần nắn chỉnh răng sữa khi bị thưa không? Chăm sóc răng sữa cho trẻ như thế nào? Đây là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm từ các bậc phụ huynh. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những vướng mắc đó

 Hướng dẫn chăm sóc răng sữa cho trẻ
Hướng dẫn chăm sóc răng sữa cho trẻ

Răng sữa mọc thưa có phải là điều bất thường

Răng sữa mọc thưa ở trẻ em là tình trạng vô cùng phổ biến và nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các bố mẹ.

Trên thực tế, vấn đề này không hề đáng lo ngại như các bố mẹ vẫn suy nghĩ. Bởi, răng bị thưa mắc phải ở hầu hết các bạn nhỏ trong thời gian răng sữa.

Đặc điểm của răng sữa

Đây là những răng mọc ở trẻ trong khoảng từ 6 – 33 tháng tuổi, hỗ trợ chức năng ăn nhai ban đầu cho trẻ. Sau đó sẽ dần rụng đi và thay thế vào đó là những chiếc răng vĩnh viễn

Trung bình từ tháng thứ 6 bé bắt đầu mọc răng sữa. Tuy nhiên, sẽ có những bé muộn hơn. Chỉ cần trong 1 năm đầu đời bé mọc răng thì bố mẹ an tâm là bé vẫn phát triển bình thường. Bé có tất cả có 20 chiếc răng sữa gồm: 10 trên – 10 dưới

– Răng sữa có đặc điểm là ít men răng nên phần mô răng khá mỏng, bề ngang răng nhỏ nên răng thưa trẻ em là điều hoàn toàn bình thường.

– Độ lớn của răng hàm dưới nhỏ hơn so với răng hàm trên nên trẻ mọc răng sữa thưa ở hàm dưới sẽ nhiều hơn so với hàm trên.

Vai trò của răng sữa

Răng sữa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình định hướng sức khỏe răng miệng trong giai đoạn tiếp theo:

 Đảm bảo khả năng ăn nhai của trẻ.

 Định hướng cho sự phát triển răng vĩnh viễn.

 Thẩm mỹ cho trẻ.

Đến giai đoạn bé thay răng hay còn gọi là hàm răng hỗ hợp ( có cả răng sữa và răng vĩnh viễn) vì vậy nếu không chăm sóc tốt trẻ dễ mắc phải các bệnh lý răng miệng 

Trong khoảng từ 5-7 tuổi các răng cửa giữa vĩnh viễn mọc, thay các răng cửa giữa sữa. Khi trẻ thay răng vĩnh viễn, tình trạng thưa sẽ được khắc phục rõ nét. Răng trưởng thành sẽ có phần men răng dày, cứng chắc nên có mô răng lớn, độ rộng của răng cửa cũng sẽ lớn hơn nhiều so với răng sữa.

-> Và theo kích cỡ này thì răng vĩnh viễn sẽ không chỉ lấp đầy được khoảng thưa của răng sữa mà còn đủ để lấp đầy cả khung hàm ngày càng to và rộng ra của trẻ. Lúc này răng sẽ tự mọc sát khít, đều đẹp với nhau hơn.

Như vậy, răng sữa bị thưa ở trẻ là hết sức bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp, răng vĩnh viễn đã mọc cố định trên cung hàm rồi mà vẫn bị thưa, lúc này, việc tác động, can thiệp điều chỉnh là hết sức cần thiết.

Làm gì để chăm sóc răng sữa cho trẻ

Ba mẹ hãy đưa trẻ đi thăm khám định kỳ 6 tháng/lần nhằm:

+Theo dõi quá trình mọc răng, thay răng, sự phát triển của xương hàm ở trẻ

+ Giúp cho nha sĩ và gia đình có thể kiểm soát sớm được những dấu hiệu bất thường

+ Thuận tiện cho việc điều trị và hạn chế những rối loạn thay mọc răng ở trẻ cho đến khi trưởng thành.

-> Giúp bé có được hàm răng đều đặn, sát khít nhau, khỏe mạnh khi trưởng thành.

Để hình thành thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ, vai trò của gia đình rất quan trọng. Các bậc cha mẹ cần dành nhiều sự quan tâm hơn đến sức khỏe răng miệng cho trẻ em ngay từ khi bé mọc những chiếc răng sữa đầu tiên để giúp trẻ em có hàm răng khỏe mạnh, có một tiền đề tốt về sức khỏe tốt.

Thời điểm 6 tháng tuổi, trẻ sẽ mọc những chiếc răng sữa đầu tiên, ba mẹ có thể giúp trẻ đánh răng bằng bàn chải thật mềm, hay miếng gạc sạch ẩm. Và khi trẻ được 2 tuổi, bạn có thể để con mình tự đánh răng dưới sự hướng dẫn của người lớn, hình thành thói quen tốt cho trẻ. Bên cạnh đó, việc cho bé làm quen với nha sĩ sớm sẽ tạo thói quen tốt và tâm lý thoải mái cho bé sau này.

Nếu không được chú trọng chăm sóc răng, ngay từ khi mọc răng sữa trẻ dễ bị sâu răng, trong quá trình phát triển có thể dẫn tới nguy cơ răng mọc bị lệch lạc, ảnh hưởng thẩm mỹ và  sức khỏe răng miệng .

Để hình thành thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách vai trò của gia đình rất quan trọng. Chăm sóc răng miệng tưởng dễ mà không đơn giản chút nào, vì vậy các bậc phụ huynh hãy tạo lập và khuyến khích bé từng bước để giữ răng luôn khỏe mạnh,  giảm nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng.

Xem thêm:

Ưu điểm của niềng răng trong suốt. Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu?

Dán răng sứ veneer loại nào tốt nhất?

Mặt dán sứ veneer là gì? Tiêu chuẩn mặt dán sứ veneer

Bọc răng sứ là gì? Có nên mài răng để bọc răng sứ?

Sponsored Links:

'
'