Nguyên tắc chăm sóc da mụn và ngăn ngừa thâm sẹo

Đây là bài viết 160 / 286 trong series Lời khuyên sức khỏe

Nguyên tắc chăm sóc da mụn và ngăn ngừa thâm sẹo

Nếu chẳng may bị mụn thì bạn tốt nhất không nên tự nặn mụn tại nhà vì dễ gây viêm nhiễm và lây lan mụn trên da. Tuy nhiên nếu bạn đau đầu không biết nên làm gì với những hậu quả để lại sau khi nặn mụn, hãy tham khảo chia sẻ dưới đây của mình nhé.

 
Nguyên tắc chăm sóc da mụn và ngăn ngừa thâm sẹo
Nguyên tắc chăm sóc da mụn và ngăn ngừa thâm sẹo
 
Quy trình chăm sóc da sau nặn mụn của mình sẽ chia làm 3 giai đoạn: làm lành, trị thâm, duy trì.

I. Giai đoạn 1: Làm lành da

Sau khi nặn mụn, bạn nên để da nghỉ ngơi trong khoảng 30 – 60 phút. Sau đó bắt đầu chăm sóc da theo quy trình sau:

1. Vệ sinh da bằng nước muối sinh lý

Để vệ sinh da nhằm làm dịu các vết sưng tấy và giảm tình trạng khô da, bạn thấm dung dịch nước muối sinh lý vào miếng bông tẩy trang và lau nhẹ nhàng trong khoảng 2 – 3 phút.
Sau khi dùng nước muối sinh lý, nên rửa sạch da mặt với nước lạnh để loại bỏ hoàn toàn bã nhờn, dầu thừa và bụi bẩn tích tụ.

2. Sử dụng toner làm dịu da

Toner (nước hoa hồng/ nước cân bằng) có tác dụng cân bằng độ pH, làm dịu và giảm tình trạng viêm đỏ, nóng rát và khó chịu ở da mặt sau khi nặn mụn.
Nếu vết nặn mụn gây viêm và đỏ nhiều, bạn có thể thấm toner ra bông tẩy trang và đắp trực tiếp lên vùng da bị ảnh hưởng trong 2 – 5 phút.

3. Chườm lạnh/ đắp mặt nạ

Chườm đá lạnh giúp làm co mạch máu, từ đó giảm viêm và sưng ở các vết nặn mụn.
Ngoài ra bạn cũng có thể đắp mặt nạ có chiết xuất từ lá ngải cứu, bạc hà, tinh dầu tràm trà, chè xanh, tảo biển,… để làm dịu da, sát trùng và giảm triệu chứng nóng rát.
 
đắp mặt nạ có chiết xuất từ lá ngải cứu, bạc hà, tinh dầu tràm trà, chè xanh, tảo biển,…
đắp mặt nạ có chiết xuất từ lá ngải cứu, bạc hà, tinh dầu tràm trà, chè xanh, tảo biển,…

4. Dùng kem dưỡng dịu nhẹ

Sau khi nặn mụn, làn da rất nhạy cảm, dễ kích ứng và khô ráp. Do đó, bạn nên dùng kem dưỡng ẩm cho da 2 lần/ ngày.
Tuy nhiên cần lựa chọn sản phẩm có kết cấu mỏng và thành phần dịu nhẹ để tránh bít tắc lỗ chân lông, gây kích ứng và nổi mụn viêm.
Lựa chọn các thành phần phục hồi da như chiết xuất yến mạch, nha đam, Shea butter, Glycerin, Niacinamide, Vitamin B5 (Panthenol), Vitamin E, Acid Hyaluronic,…
Sử dụng các loại kem dưỡng này đều đặn có thể giảm độ nhạy cảm, tăng hàng rào bảo vệ và thúc đẩy tốc độ hồi phục của da.

5. Luôn chống nắng cho da

Tại các vết nặn mụn, da thường bị tổn thương sâu và nếu tiếp xúc với ánh nắng khiến các vết thâm mụn thường có xu hướng đậm màu hơn.
Chính vì vậy sau khi nặn mụn, bạn cần chống nắng cho da đều đặn. Nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và cần thoa lại sau 2 giờ nếu da đổ nhiều mồ hôi.

II. Giai đoạn 2: Trị thâm mụn

Ở giai đoạn này, song song với quy trình cơ bản gồm: làm sạch – dưỡng ẩm – chống nắng, hãy bổ sung thêm bước tẩy da chết và sử dụng các sản phẩm đặc trị có chứa các thành phần làm sáng sau khi làm sạch.
1. Sau khi nặn mụn xong, hầu hết các dấu vết còn sót lại là các vết thương hở li ti. Hãy đợi cho đến khi vết thương khô hẳn và vảy rụng đi để bắt đầu quy trình trị thâm.
2. Quy trình phù hợp nhất cho bạn ở giai đoạn này là:
– Làm sạch: Tẩy trang mỗi tối và duy trì độ pH ổn định cho da thông qua việc sử dụng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ có độ pH khoảng 5.0-5.5.
– Dưỡng ẩm: Khi da vẫn còn chưa lành hẳn, sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm với các thành phần có khả năng làm lành da như chiết xuất tảo, nha đam, rau má, hoa cúc.
 
sử dụng các sản phẩm đặc trị có chứa các thành phần làm sáng sau khi làm sạch.
sử dụng các sản phẩm đặc trị có chứa các thành phần làm sáng sau khi làm sạch.
 
– Chống nắng: Ánh mặt trời sẽ khiến thâm mụn trở nên tồi tệ hơn. Hãy sử dụng kem chống nắng quang phổ rộng, thường xuyên đeo khẩu trang và đội mũ rộng vành.
– Tẩy da chết: Bạn nên sử dụng tẩy tế bào chết hoá học tại nhà tại nhà có chứa AHA như glycolic acid, đồng thời giúp đẩy những tế bào da sẫm màu lên trên bề mặt.
– Tránh sử dụng những dạng tẩy da chết vật lý có hạt to và massage thô bạo làm ảnh hưởng đến những vết thương.
– Sử dụng sản phẩm đặc trị: Những thành phần làm sáng da mang lại hiệu quả cao bao gồm: Vitamin C, kojic acid, chiết xuất cam thảo, arbutin, chiết xuất dâu tằm.
Mỗi làn da có thời gian cải thiện khác nhau nhưng nếu bạn sử dụng một cách thường xuyên và kiên nhẫn, bạn sẽ thấy kết quả sau 2-3 tháng.

III. Giai đoạn 3: Duy trì

Trong giai đoạn này, mình sẽ giảm mức độ sử dụng sản phẩm trên da, bạn có thể quay lại 3 bước cơ bản của giai đoạn 1 nếu có vết mụn mới hoặc tiếp tục xử lý các vấn đề khác trên da như ngăn ngừa lão hóa chẳng hạn.

IV. Những lưu ý khi chăm sóc da sau nặn mụn:

1. Không chạm tay vào da mặt. Thói quen này có thể vô tình đưa vi khuẩn có hại lên da.
2. Hạn chế trang điểm. Trang điểm có thể khiến da bí bách, tiết nhiều dầu và dễ kích ứng – nhất là làn da sau khi nặn mụn.
Vì vậy sau khi mặn mụn, bạn nên hạn chế trang điểm trong ít nhất 3 – 5 ngày tùy vào mức độ tổn thương và khả năng hồi phục của da.
3. Tránh hoạt động và di chuyển ngoài trời. Nếu phải hoạt động và di chuyển ngoài trời, bạn nên sử dụng kem chống nắng và mang khẩu trang để giảm tác hại từ các yếu tố từ môi trường lên làn da.
4. Uống nhiều nước
Khi được cung cấp đủ chất lỏng cần thiết, da thường có độ ẩm lý tưởng, mịn màng và phục hồi nhanh chóng.
5. Hạn chế một số thực phẩm
Những nốt mụn viêm lớn sau khi nặn có thể để lại sẹo lồi hoặc sẹo lõm. Vì vậy sau khi nặn mụn, bạn cần hạn chế ăn một số thực phẩm dễ gây sẹo như:
– Thịt bò: chứa sắc tố gây tối màu, có thể để lại sẹo thâm và sẹo lồi.
– Rau muống: Rau muống kích thích sản sinh collagen quá mức, gây tăng sinh tế bào da và hình thành sẹo lồi.
– Hải sản: Hải sản là nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng.
– Cà phê và rượu bia: Dùng cà phê và rượu bia có thể làm cơ thể mất nước, khiến da khô ráp, bong tróc và chậm phục hồi.
 
 
6. Các biện pháp phòng ngừa mụn tái phát
– Nên chăm sóc da hằng ngày nhằm tăng cường sức đề kháng cho da.
– Vệ sinh da thường xuyên và đúng cách để hạn chế tình trạng bít tắc lỗ chân lông gây mụn viêm và mụn trứng cá.
– Sử dụng mặt nạ làm sạch sâu (đất sét) và xông hơi da mặt 2 lần/ tuần nhằm loại bỏ bã nhờn, thải độc và giảm nguy cơ bít tắc nang lông.
– Nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học nhằm nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong.
– Hạn chế thức khuya, dùng rượu bia, cà phê, hút thuốc lá và căng thẳng thần kinh.
– Có thể tập thể dục 3 – 4 lần/ tuần nhằm nâng cao sức khỏe, thúc đẩy tuần hoàn máu và cải thiện độ săn chắc cho làn da.
– Nên dùng kem chống nắng và che chắn da khi phải di chuyển ngoài trời.
– Có thể tận dụng các nguyên liệu tự nhiên như lá chè xanh, nha đam, tràm trà, khoai tây và mật ong để làm mặt nạ dưỡng da và phòng ngừa mụn tái phát.
Chúc các bạn có làn da đẹp như ý!
 
Nguyên tắc chăm sóc da mụn và ngăn ngừa thâm sẹo
Nguyên tắc chăm sóc da mụn và ngăn ngừa thâm sẹo

Sponsored Links:

'
'