Nội dung bài viết:
Nguyên nhân gây ra môi thâm
Cách trị thâm môi
- Tẩy tế bào chết cho môi
- Dưỡng ẩm
- Sử dụng đá lạnh
- Massage môi
Baking Soda
Baking Soda được rất nhiều chị em tin dùng để cải thiện và duy trì sắc đẹp như trị mụn, làm trắng răng, trị thâm môi… Trong Baking Soda chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp loại bỏ tế bào chết và phục hồi màu đôi môi thâm sạm trở nên hồng hào.
Để thực hiện rất đơn giản bạn lấy một lượng Baking Soda vừa đủ hòa với 3-4 giọt nước cốt chanh để tạo thành hỗn hợp có độ sệt nhất định. Sau đó xoa nhẹ hỗn hợp đều lên môi để trong 15-20 phút rồi rửa sạch lại với nước. Thực hiện 2-3 lần/tuần để cảm nhận sự biến màu của đôi môi.
Mặt nạ dưỡng môi từ chanh
Chanh thường được dùng để điều trị hiệu quả các đốm nám, sạm màu trên da, và vì vậy cũng sẽ phát huy tác dụng tích cực giúp bạn nhanh lấy lại sắc môi hồng quyến rũ. Vắt một trái chanh lấy nước và thoa đều trên môi trước khi ngủ, thực hiện mỗi ngày từ 1 – 2 tháng bạn sẽ thấy đôi môi thâm sạm tươi sắc hơn hẳn. Để đạt hiệu quả nhanh, có thể cắt chanh thành từng lát mỏng, rắc chút đường và chà xát trực tiếp lên môi. Chanh sẽ giúp tẩy lớp tế bào chết, làm làn da tươi mới hơn nếu áp dụng hàng ngày trong vài tuần. Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn hỗn hợp 1/2 muỗng cà phê nước cốt chanh, một ít glycerin và mật ong, thoa lên môi trước khi ngủ và để qua đêm rồi rửa sạch với nước vào sáng hôm sau
Sử dụng hoa hồng
Ngoài giữ ẩm, hoa hồng còn có khả năng làm dịu mát da và tăng thêm sắc tố hồng tự nhiên cho làn môi thâm sạm của bạn. Để trị thâm môi bằng hoa hồng, bạn có thể áp dụng 3 cách sau:
- Ngâm cánh hoa hồng trong sữa khoảng vài giờ để các tinh chất trong sữa ngấm vào sữa, sau đó xay hỗn hợp, cho thêm nửa muỗng mật ong và một ít bột nghệ vào hỗn hợp. Bạn áp hỗn hợp vừa xay lên môi và giữ nguyên trong vòng 15 phút. Đối với loại mặt nạ hoa hồng cho môi này, bạn có thể thực hiện 2 lần/tuần.
- Trộn nước hoa hồng (hoặc tinh chất hoa hồng) với vài giọt mật ong. Với hỗn hợp này bạn có thể thoa lên môi khoảng 3-4 lần một ngày.
- Hoà lẫn 1 thìa nước hoa hồng (hoặc tinh chất hoa hồng với 1 muỗng bơ, thâm mật ong và sữa vừa phải để tạo thành hỗn hợp. Bạn có thể dùng hỗn hợp này 2 lần một tuần, khi dùng nhớ thoa hỗn hợp lên môi và chà nhẹ để tinh chất ngấm vào môi, đồng thời cuốn đi các tế bào môi chết.
Chanh và mật ong
Đặc tính
Mật ong rất giàu vitamin và khoáng chất, lượng hợp chất chống oxy hóa như vitamin C, chrysin, pinobanksin góp phần thiết yếu giúp giữ ẩm và trẻ hóa đôi môi. Chanh có tính tẩy axit dịu nhẹ làm sạch các tế bào chết trên da môi khiến da mềm mại hơn, tăng cường độ đàn hồi. Một bí quyết tuyệt vời khác là nếu bạn bị nhiệt miệng, bôi một chút mật ong lên nốt viêm cũng rất có hữu ích đấy.
Cách trị thâm môi với hỗn hợp nước chanh và mật ong:
- Trộn 1/2 thìa nước cốt chanh và 1 thìa mật ong.
- Thoa đều hỗn hợp lên đôi môi của bạn và để lại một giờ trước khi lau bằng một chiếc khăn mềm và ướt.
- Thực hiện 2 lần/ ngày để loại bỏ sắc tố đen trên môi
Muối
Muối chứa nhiều thành phần sát khuẩn cũng như giúp tẩy tế bào chết giúp trị thâm môi hiệu quả. Để thực hiện bạn có thể tham khảo các cách sau:
Cách 1: Trị thâm môi với muối và sữa tươi:
Chuẩn bị 2 muỗng sữa tươi và 3 muỗng muối trộn thật đều. Rửa sạch môi và thoa hỗn hợp lên sau đó mát xa nhẹ nhàng trong 10 đến 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện từ 2-3 lần/tuần để có đôi môi hồng hào, căng mọng.
Cách 2: Trị thâm môi với muối và dầu dừa:
Việc kết hợp dầu dừa với muối biển sẽ làm tăng khả năng tẩy tế bào chết và chăm sóc đôi môi. Bạn trộn đều muối biển và dầu dừa thành hỗn hợp sền sệt, thoa nhẹ lên môi theo hình vòng xoáy ốc trong 15-20 phút rồi rửa sạch với nước. Thực hiện 2-3 lần trên tuần để thấy rõ hiệu quả.
Dưa leo
Dưa leo vẫn thường được dùng để làm mặt nạ, đặc biệt là mặt nạ cho vùng mắt để giảm thâm mắt. Bạn cũng có thể dùng dưa leo cho da vùng môi nữa đấy. Cách làm cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần cắt dưa leo thành lát, sau đó chà nhẹ lên vùng môi khoảng 5 phút. Với cách làm này, bạn không chỉ tẩy tế bào chết mà còn cung cấp ẩm cho da môi. Thực hiện mỗi ngày sẽ đem lại làn da tươi hồng cho đôi môi của bạn.
Xem thêm: Thuốc Prenatal +DHA dành cho bà bầu có tốt không? Giá thành bao nhiêu?
Review thuốc Prenatal +DHA. Thuốc có công dụng như nào đối với bà bầu? Cách sử dụng?