Các cách giúp giảm đau nhức cơ hiệu quả, đơn giản nhất

Đây là bài viết 219 / 296 trong series Lời khuyên sức khỏe

Đau nhức cơ là tình trạng bất kỳ ai cũng có thể gặp phải, mặc dù không quá nghiêm trọng nhưng nếu trường hợp này kéo dài thì rất có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Hoặc sẽ làm ảnh hưởng đến tâm trạng, công việc của chính bạn.

Cùng isuckhoe tìm hiểu cụ thể hơn nhé!

Các cách giúp giảm đau nhức cơ hiệu quả, đơn giản nhất
Các cách giúp giảm đau nhức cơ hiệu quả, đơn giản nhất

Đau nhức cơ là gì?

Đau cơ (hay còn được gọi là đau nhức cơ bắp) là tình trạng một nhóm cơ căng buốt hoặc co rút, gây nên triệu chứng đau, thường gặp phải sau khi vận động quá mức. Vì cơ bắp bao gồm dây chằng, gân, các mô mềm liên kết giữa cơ, xương cùng các cơ quan và nằm ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể. Do đó, bạn có thể bị đau cơ ở bất kỳ đâu như đau cơ cổ, đau cơ vai, đau cơ chân… và đôi khi bạn cảm thấy đau nhức cơ bắp ở nhiều bộ phận khác nhau. Thậm chí, các cơn đau có thể xảy ra cùng lúc. Triệu chứng bao gồm:

  • Đau nhức cơ bắp khi di chuyển hoặc khi chạm vào các vị trí trên cơ thể.

  • Mỏi hoặc nhức cơ ngay cả khi ở trạng thái nghỉ ngơi.

Đau cơ là gì?
Đau cơ là gì?
  • Căng cơ tại các vị trí như cổ, vai, lưng, bụng, mông, đùi, bắp chân,… 

  • Những cơn đau nhức cơ bắp lan rộng nhiều đến nhiều khu vực bộ phận trên cơ thể hơn.

  • Vùng cơ bắp bị đau, da sẽ xuất hiện tình trạng mẩn đỏ

  • Sưng nhẹ tại những vị trí bị đau cơ.

Các cách giảm đau cơ đơn giản

Cách giảm căng cơ bắp chân bằng việc nghỉ ngơi

Cách làm giảm đau cơ đơn giản, hiệu quả nhất chính là nghỉ ngơi tại nhà. Hầu như những người bị đau nhức cơ bắp chân sau khi tập thể dục sẽ hồi phục sau khoảng 5 – 7 ngày. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một số hoạt động để giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn. Đó là: Xoa bóp cơ, thư giãn trong hồ bơi, ngâm mình trong bồn tắm nước ấm,…

Uống nhiều nước, bổ sung ion

Nước chiếm tỷ lệ tới hơn 70% của cơ thể con người. Mất nước là nguyên nhân chính gây đau nhức cơ bắp kéo dài. Do đó, việc bổ sung nước là cần thiết để phục hồi, giảm đau nhanh hơn. Ngoài ra, người bị đau cơ bắp chân có thể bổ sung thêm các loại nước có chứa ion, khoáng chất để tăng cường khả năng trao đổi chất và cung cấp thêm các dưỡng chất thiết yếu cho hệ miễn dịch. Đặc biệt, những người thường xuyên chơi thể thao hoặc làm việc nặng cần nhiều sức lực thì nên uống nhiều nước hoặc sử dụng các loại nước bù ion để gìn giữ sức khỏe.

Các cách giảm đau cơ đơn giản
Các cách giảm đau cơ đơn giản

Chườm nóng

Sử dụng túi nước ấm hoặc khăn ấm để chườm lên các vị trí đau nhức cơ bắp kéo dài giúp giãn cơ giảm co rút. Nhờ đó những cơn đau cơ bắp, đau nhức xương khớp cũng sẽ được giảm đau hiệu quả. Thực hiện chườm nóng từ 10 – 15 phút là thời gian vừa đủ để thư giãn cơ bắp và chúng ta cũng không nên chườm quá lâu đặc biệt là đối với bệnh nhân giãn tĩnh mạch sẽ khiến cho tình trạng này nghiêm trọng hơn.

Chườm lạnh

Đối với chườm nóng sẽ giúp giảm tình trạng căng cứng, co rút thì chườm lạnh là phương pháp giúp giảm sưng viêm hoặc giảm nhiễm trùng cấp tình tại các vùng có vết thương. Chườm lạnh bằng cách sử dụng túi đá hoặc khan ngâm nước lạnh và đắp lên vùng bị đau. Không nên chườm lạnh quá 15 phút hoặc sử dụng trực tiếp đá lạnh tiếp xúc với da sẽ dễ gây tình trạng bỏng lạnh. Sau khi chườm lạnh nên kết hợp với xoa bóp nhẹ nhàng để giúp giảm đau và hồi phục cơ bắp hiệu quả hơn.

Các biện pháp phòng ngừa đau nhức cơ bắp chân

  • Quan tâm đến cơ thể và điều chỉnh các bài tập là cách tốt nhất để phòng ngừa đau cơ sau khi tập thể dục trong tương lai cũng như giúp việc rèn luyện thể lực có lợi ích tối đa. Hãy chuẩn bị khởi động thật kỹ để làm ấm cơ thể trước khi vận động và có các biện pháp giúp giảm nhiệt độ dần dần sau khi tập xong.
  • Tìm hiểu về các bài tập hay môn thể thao phù hợp và lên kế hoạch làm quen từ cường độ thấp đến cao để giảm bớt đau cơ (đau nhức cơ bắp vai, đau nhức 2 bắp chân, đau nhức cơ bắp tay), đồng thời giảm nguy cơ bị chấn thương.
  • Hấp thụ một lượng vừa phải caffeine có thể giảm đau cơ sau khi tập luyện xuống gần 50% nên hãy tập thói quen uống một tách cà phê trước khi bắt đầu bài tập. Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung đủ nước cho cơ thể. Cơ thể thiếu nước có thể gây ra đau nhức cơ bắp.
  • Cuối cùng, nếu cơn đau nhức cơ vẫn kéo dài hơn 1 tuần sau khi tập thể dục, liên tục tái phát hoặc bạn cảm thấy cực kỳ mệt mỏi, khó thở, chóng mặt, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. 

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Tình trạng căng cơ nếu được chăm sóc tại nhà đúng cách sẽ phục hồi rất nhanh. Tuy nhiên, nếu có các dấu hiệu dưới đây, bạn vẫn nên đi khám để có biện pháp xử lý phù hợp, ngăn ngừa biến chứng nặng.

  • Sau 1 tuần, tình trạng căng cơ vẫn không thuyên giảm, kèm theo những triệu chứng nóng, đỏ vùng cơ tổn thương.
  • Chóng mặt, khó thở.
  • Bị đau nhức dữ dội khi vận động các nhóm cơ tổn thương.

Đọc thêm:

Câu hỏi thường gặp

Đau cơ là gì?
Khi nào nên gặp bác sĩ?

Sponsored Links:

'
'