Cảm cúm là bệnh thông thường, rất dễ gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe, nhưng nó mang lại cảm giác khó chịu cho người bệnh. Cùng isuckhoe tìm hiểu chi tiết nhé!
Nội dung bài viết:
Bệnh cảm cúm là bị gì?
Bệnh cảm cúm là một bệnh nhiễm trùng do virus gây ra, chủ yếu là virus cúm thuộc họ Orthomyxoviridae. Bệnh cảm cúm thường được biểu hiện bởi các triệu chứng của đường hô hấp trên và dưới, và nó có thể ảnh hưởng đến nhiều độ tuổi khác nhau.
Bệnh cảm cúm thường truyền từ người sang người thông qua giọt nước bắn khi người bệnh hoặc hắt hơi. Ngoài ra, virus cúm cũng có thể tồn tại trên các bề mặt và đối tượng mà người nhiễm bệnh đã tiếp xúc.
Phòng tránh bệnh cảm cúm thường bao gồm việc rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc với người bệnh cúm, đảm bảo ăn uống lành mạnh để tăng cường sức đề kháng, và tiêm phòng cúm định kỳ (nếu có vaccine cúm đang được cung cấp). Đối với những người đã mắc bệnh cúm, nghỉ ngơi và duy trì sự thức ăn uống là quan trọng để giúp cơ thể đối phó với virus và hồi phục sức khỏe.
Bệnh cúm có nguy hiểm không?
Cảm cúm là một trong những bệnh lý thường gặp vào mùa đông hay vào những thời điểm thời tiết thay đổi. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng như:
- Đau nhức
- Ho sốt sổ mũi
- Đau cổ họng
- Chảy nước mũi,
- Nhức đầu
- Mệt mỏi
Ngoài những thắc mắc “tại sao cúm dễ lây?” ra, thì những biến chứng có thể xảy ra với căn bệnh này còn là điều mà rất nhiều người quan tâm. Khi tình trạng bệnh nặng và không có phương pháp chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng, nhất là đối với trẻ em và người già, như sau:
-
Viêm phổi.
-
Viêm phế quản.
-
Nhiễm trùng tai.
-
Viêm xoang.
Trong đó, viêm phổi là biến chứng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nhất của bệnh cúm. Chính vì vậy, cần có phương pháp và phòng tránh kịp thời để tránh những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
Bị cảm lạnh uống thuốc gì cho nhanh khỏi?
Khi bị nhiễm cảm lạnh, người mắc gặp rất nhiều bất tiện và khó chịu, điển hình là triệu chứng hắt hơi liên tục và ho kéo dài. Vì thế, khi bị cảm lạnh trong những ngày đầu tiên, bệnh nhân nên uống các loại thuốc thông dụng để hỗ trợ trị cảm hữu hiệu nhất.
Thuốc trị cảm cúm, nghẹt mũi Tiffy Dey
Tiffy Dey là một loại thuốc dùng để điều trị cảm cúm và nghẹt mũi, thường được sử dụng để giảm các triệu chứng của cảm cúm như sốt, đau nhức cơ thể và nghẹt mũi.
Đây được xem là dược phẩm quen thuộc được sử dụng phổ biến để điều trị các triệu chứng cảm cúm thông thường: nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, nhức đầu và sốt,…Thuốc dùng được cho trẻ em từ 6 tuổi và chống chỉ định với bệnh nhân cao huyết áp, viêm gan, viêm tụy cấp, phì đại tuyến tiền liệt,…
Thuốc kháng histamin
Các loại thuốc kháng histamin có tác dụng giảm các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi và cũng có thể được sử dụng để giảm ho (ho vào ban đêm, đặc biệt là khi có một cơn ho liên quan đến chảy dịch mũi hoặc viêm mũi dị ứng). Thuốc có thể gây buồn ngủ và không nên dùng trong điều trị ho có đờm. Bệnh nhân mắc bệnh phổi mãn tính, tăng nhãn áp hoặc khó tiểu do phì đại tuyến tiền liệt cần có sự đồng ý của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc này.
Đọc thêm: Cách phòng tránh và điều trị bệnh cúm
Thuốc cảm ho, sổ mũi Panadol Cold Flu
Để giảm triệu chứng sốt, đau đầu, đau họng do cảm cúm gây ra bạn có thể sử dụng thuốc Panadol Cold Flu. Thuốc chứa Paracetamol 500mg làm giảm triệu chứng của cảm cúm như sốt, đau và xung huyết mũi. Loại thuốc này khá an toàn, không cần kê đơn, bạn có thể mua tại các hiệu thuốc và dùng theo chỉ dẫn in trên bao bì hoạ sự tư vấn của dược sĩ, bác sĩ.
Thuốc Panadol Cold Flu giảm cảm cúm nhưng không gây buồn ngủ. Vì vậy phù hợp dùng cho những người công việc văn phòng, lái xe, vận hành máy móc,…Để dùng thuốc an toàn và đúng liều, thông thường mỗi lần dùng thuốc chứa Paracetamol phải cách nhau 4 – 6 giờ, không được uống quá 8 viên trong 34 giờ.
Lưu ý khi dùng thuốc chữa cảm cúm
Cảm lạnh là bệnh lý do virus gây ra, do đó, thuốc kháng sinh không được sử dụng trong điều trị bệnh này. Việc tự ý dùng thuốc kháng sinh có thể gây ra tình trạng kháng kháng sinh và các tác dụng phụ không mong muốn. Các loại thuốc điều trị cảm lạnh cần có chỉ định sử dụng của bác sĩ. Bên cạnh đó, khi dùng thuốc, người bệnh cần chú ý các lưu ý sau:
- Uống thuốc theo đúng loại thuốc và liều lượng thuốc do bác sĩ chỉ định.
- Nắm rõ các tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc trước khi sử dụng.
- Đọc kỹ thành phần của thuốc và các trường hợp chống chỉ định.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc kết hợp với các loại thuốc đang sử dụng.
- Không uống rượu khi sử dụng thuốc.
- Uống thuốc đầy đủ và đúng khung giờ để tăng hiệu quả của thuốc.
- Không được tự ý kết hợp các loại thuốc hoặc tăng liều lượng thuốc.
- Theo dõi các triệu chứng và đến bệnh viện để được hỗ trợ ngay khi có bất thường, triệu chứng chuyển biến nặng nề.
- Đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, cần tham khảo ý kiến bác sĩ cẩn thận trước khi dùng thuốc.
Đối với các trường hợp bệnh không có dấu hiệu cải thiện, thậm chí càng trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện để được hỗ trợ càng sớm càng tốt.