Sốt xuất huyết – căn bệnh cực kỳ nguy hiểm với trẻ nhỏ nếu phát hiện muộn

Sốt xuất huyết ở trẻ em!

Sốt xuất huyết hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, do đó sẽ rất nguy hiểm cho trẻ nếu phát hiện muộn! Trẻ em có phải là đối tượng dễ mắc sốt xuất huyết nhất không? Căn bệnh này tiến triển sẽ gây nguy hiểm như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn!

Trẻ em là đối tượng dễ mắc sốt xuất huyết nhất!

Sốt xuất huyết

Có tới 60-70% số ca mắc SXH là trẻ em. Nguyên nhân trước hết là do trẻ dễ bị muỗi đốt hơn. Do bản tính tò mò của trẻ nhỏ, chúng có thể sẽ vui chơi ở những nơi chưa được vệ sinh, là “địa bàn hoạt động” của muỗi, nên dễ bị muỗi tấn công. Mặt khác, thân nhiệt của trẻ thường cao hơn người lớn, nhịp thở cũng nhanh hơn, bé ra nhiều mồ hôi nên trẻ thường dễ bị muỗi phát hiện và đốt. Khi bị muỗi đốt, sức đề kháng của bé cũng yếu hơn người lớn nên bé dễ bị mắc bệnh hơn.

Nguyên nhân mắc bệnh sốt xuất huyết

SXH do một loại vi rút có tên là vi rút Dengue gây ra, lây truyền qua vết muỗi đốt vào cơ thể người. Muỗi vằn hút máu từ người bệnh, sau đó chích người lành và gây nhiễm. Việt Nam nằm trong vùng dịch sốt xuất huyết nên tất cả người dân Việt Nam, từ sơ sinh đến người già, từ ở đồng bằng hay miền núi, Nam hay Bắc, dưới đất hay nhà cao tầng…đều có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết. Lưu ý muỗi vằn mang virus Dengue hoạt động chủ yếu ban ngày, nhất là lúc chập choạng, do đó ngừa muỗi chích ban ngày rất quan trọng. (Bạn có thể tìm hiểu cụ thể hơn về căn bệnh này tại đây)

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Bệnh SXH bao gồm 2 triệu chứng chính là sốt và xuất huyết. Tuy nhiên, giai đoạn đầu của bệnh, các bệnh nhân thường có những biểu hiện như sốt virus bình thường như rét run, sốt cao, đau khắp mình mẩy xương khớp,… Xét nghiệm dây thắt (hay được gọi là xét nghiệm Lacet) là xét nghiệm có thể phân biệt được sốt xuất huyết và sốt vi-rus thông thường.

Tới khi bé có biểu hiện xuất huyết ở cẳng tay, cẳng chân, nách, ngực, thắt lưng; xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu răng, ói máu, đi cầu ra máu… xét nghiệm công thức máu cho kết quả bạch cầu, tiểu cầu đã giảm thì đã muộn.

Do sốt xuất huyết để lại hậu quả vô cùng nặng nề, thậm chí là tử vong, do đó việc phát hiện sớm căn bệnh này là việc rất quan trọng. Ở trẻ em thường có những biểu hiện sau:

  • Sốt cao liên tục.
  • Có thể không ói, không tiêu chảy (nhưng xem phân của trẻ thấy dấu hiệu bất thường: đen hơn hoặc lỏng hơn).
  • Xét nghiệm máu trước 3 ngày khi sốt chưa chắc phát hiện bệnh.
  • Tay chân bé lạnh, trong khi đầu, trán thì nóng.
  • Không ăn mà chỉ uống nước

Trên đây là một số các triệu chứng các bậc phụ huynh có thể quan sát ở trẻ nhỏ để phát hiện căn bệnh này sớm hơn. Dưới đây là các cách điều trị

Cách xử lý khi trẻ mắc sốt xuất huyết

1, Không sử dụng kháng sinh!

2, Sử dụng Paracetamol để hạ nhiệt cho trẻ nếu trẻ thấy khó chịu.

3, Lau mát cho trẻ thấy dễ chịu hơn.

4, Bù nhiều nước, cần bù nhiều loại nước khác nhau như sữa, nước dừa, nước cam, nước oresol, không nên cho trẻ uống nước thông thường.

5, Ăn đa dạng thức ăn, không cần kiêng cữ. Tránh các thực phẩm có màu đỏ hoặc màu nâu. Bởi khi mắc sốt xuất huyết trẻ có thể nôn ra máu, những thức ăn này sẽ khiến chúng ta khó phân biệt được dịch nôn hay đó là máu.

 

Sponsored Links:

Trả lời

'
'