Ông mãnh tổ trong dòng họ là ai? Ông có vai trò gì ?

Ông mãnh tổ trong dòng họ là ai? Ông có vai trò gì ?Bát hương bà cô, ông mãnh đặt bên nào ?Người ta thường hay quan tâm, kêu cầu, nhắc tới bà Cô Tổ dòng họ chứ không mấy khi quan tâm, tìm hiểu mãnh tổ dòng họ. Vậy mãnh tổ của dòng họ là ai?

Ông mãnh tổ trong dòng họ là ai? Ông có vai trò gì ?
Ông mãnh tổ trong dòng họ là ai? Ông có vai trò gì ?

Ông mãnh tổ trong dòng họ là ai?

Mãnh tổ dòng họ là người nam chết trẻ còn chưa lập gia đình, độ tuổi từ 13 tuổi trở lên hoặc là người đàn ông sống độc thân khi chết trung tuổi hoặc cao tuổi.Ông mãnh tổ không do Hội Đồng Gia Tiên của dòng họ bầu cử ra mà do Hội Đồng Quan Sai Địa Phủ chỉ định. Mãnh tổ là người tu tập theo đạo Phật hoặc đạo Tiên (Mẫu), chịu trách nhiệm giám sát, quản lý, giúp đỡ các vong linh gia tiên tiền tổ ở nơi địa phủ.
 

Ông có vai trò gì ?

 
Ông Mãnh tổ chỉ có thể làm Phán Quan (Phán Quan điện ngục hoặc Phán Quan địa ngục) hoặc Hành Sai địa phủ chứ không nắm giữ bất cứ cương vị nào khác. Bởi vậy khi một người thân mất đi, cúng vong 49 ngày hoặc 100 ngày thường trong sớ Gia Tiên bao giờ cũng phải thỉnh đến ông Mãnh Tổ dòng họ…
 
Trong những trường hợp đặc biệt, mãnh tổ của dòng họ có thể bị giam cầm nơi địa ngục do những tội lỗi gây ra khi hồn tiền dương thế, lúc này vong chưa thể tu học, tuy nhiên nếu được thoát linh địa ngục thì vong sẽ được bổ nhiệm làm Phán quan hoặc Hành sai, sau đó được cấp phép tu học theo một trong hai đạo đã nói ở trên.
 
Trường hợp đặc biệt hơn nữa là dòng họ vô phúc, mãnh tổ được chỉ định làm Quỷ Thần (hại người). Trường hợp này dòng họ đó không thể nào tồn tại lâu được, đến thời điểm nào đó sẽ mất họ. Cô Tổ dẫu có linh thiêng mà không giác ngộ được con cháu dương trần làm lễ phả độ gia tiên thì cũng không có cách nào cứu nổi.
 
Nếu ông mãnh tổ là quỷ thần, bà Cô Tổ lại bị giam ở địa ngục thì thật là một cảnh bi đát khốn cùng, dòng họ ấy suy bại, chết yểu, thảm thương, vô phương cứu chữa.
 
Khi có ông mãnh tổ mới thay thế (thường phải sau hàng ngàn năm dương trần) thì mãnh tổ cũ sẽ siêu thoát sang cõi giới khác, tiếp tục con đường tu tập đạo pháp, hoặc được bổ nhiệm làm tiểu thần chứ không bao giờ quay lại đầu thai làm kiếp người (Trong khi đó Cô Tổ dòng họ có thể thăng thiên và có thể đầu thai vào cõi nhân làm người).
 
Như vậy chúng ta hiểu rõ ông mãnh tổ cũng có quyền hạn đáng kể, tuy nhiên khi cúng lễ (như ngày mồng 1, ngày rằm…) thì âm luật lại chỉ cho phép thỉnh Cô Tổ dòng họ chứ không được thỉnh đến ông mãnh tổ và khi lập bát hương cũng chỉ lập bát hương Cô Tổ dòng họ đại diện, không được lập bát hương thờ ông mãnh tổ. Nếu một gia đình nào đó có người hợp vía hợp mệnh với ông mãnh tổ dòng họ thì mới được phép khấn mời mãnh tổ về thụ thực trong những nghi lễ cúng khấn và kêu cầu sự giúp đỡ cần thiết…
 

Bát hương bà cô, ông mãnh đặt bên nào

Nếu như gia đình bạn có điều kiện hoặc muốn thờ riêng thì có thể lập một cái bàn thờ cho bà Cô ông Mãnh riêng với bàn thờ ông bà tổ tiên. Tuy nhiên nếu như không có điều kiện hoặc không muốn rườm rà thì vẫn hoàn toàn có thể lập chung một bàn thờ. Nhưng như vậy thì bạn nên lưu ý vấn đề đặt bát hương cũng như thờ cúng sao cho đúng và hợp lý nhất, không làm ông bà cũng như bà cô ông mãnh không vui lòng.

Thường thi trên bàn thờ chung sẽ có bày trí ba bát hương là hợp lý nhất, một bát sẽ thờ thổ công, một bát thờ tổ tiên và một bát để thờ bà cô ông mãnh. Bát hương thờ thổ công sẽ là bát hương to nhất, đặt ở vị trí cao hơn so với hai bát hương còn lại. Và thứ tự khi thắp hương thì cũng nên thắp bàn thờ thổ công trước rồi mới thắp tiếp cho hai bát hương còn lại. Đây như là một sự phân chia giữa thần linh và dân thường.

Khi đặt bát hương lên bàn thờ thì đặt bát hương thổ công trước và đặt ở chính giữa bàn thờ. Còn đối với bát hương cho tổ tiên và cho bà cô ông mãnh thì sẽ đặt sau. Vị trí đặt bát hương sẽ tuân theo quy tắc đó chính là bát hương cho tổ tiên sẽ đặt bên trái và bát hương cho bà cô ông mãnh sẽ nằm bên phải. Mỗi bát hương sẽ cách đều nhau với khoảng cách là trên 10 cm. Không nên đặt quá gần hoặc đặt quá xa. Ngoài ra bạn cũng nên nhớ là bát hương tổ tiên tuyệt đối không thờ chung tổ tiên họ hàng hai bên nội ngoại được.

 

Nếu như thờ cúng bà cô ông mãnh ở một bàn thờ riêng thì việc đặt bát hương sẽ dễ dàng hơn, bạn chỉ cần đặt bát hương ở chính giữa hoặc thờ nhiều người thì nên tuân theo quy tắn “trai bên trái, gái bên phải”. Nên có bài vị để khắc tên bà cô ông mãnh đi kèm. Trên bàn thờ bà cô ông mãnh thường có bình hương, ly rượu trắng, chén nước, trầu cau, đèn nến,…

Những lưu ý khi cúng bái bà cô ông mãnh

  • Vào ngày tết hay ngày giỗ thì sẽ tổ chức cúng bái, thắp hương trên bàn thờ. Tuy nhiên ngày thường bà cô ông mãnh hay vướng vào đại kỵ cho nên tốt nhất là không nên cúng bái.
  • Người đứng ra cúng bái sẽ là người chủ gia đình hoặc người gia trưởng trong nhà. Nếu người gia trưởng đứng ra cúng bái thì sẽ được xếp vào hàng con cháu.
  • Nếu như bà cô ông mãnh là những đứa trẻ vắng mình vắng mẩy thì nên khấn vái mong những vong hồn này có thể dễ tính hơn để tiện cho việc thờ cúng.
  • Tốt nhất là nên lập bàn thờ cho bà cô ông mãnh vì những linh hồn này rất linh thiêng, việc thành tâm thờ cúng sẽ phần nào an ủi được linh hồn của họ một cách tốt nhất.
  • Khi cúng bái thì nên cúng bái cẩn thận, chuẩn bị kĩ lưỡng tránh những rủi ro không may xảy ra khiến bà cô ông mãnh không vui, tác dụng của việc cúng bái cũng giảm đi.

Việc thờ cúng là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết, tuy nhiên bạn cần phải nắm rõ những quy tắc chuẩn bị đồ vật bày biện trên bàn thờ cũng như cách thờ cúng sao cho phù hợp và đúng nhất để mang đến may mắn cho gia đình. Bài viết đã gợi ý cách đặt bát hương bà cô ông mãnh đúng nhất, hi vọng đây sẽ là những thông tin tham khảo hữu ích dành cho tất cả mọi người.

Sponsored Links:

'
'