🔸 Nên mua ở shop chuyên về 1 nước, ví dụ Hàn, Nhật, châu Âu, Mỹ… Vẫn có những shop bán đồ đa quốc gia, hàng chuẩn nhưng không nhiều
🔸 Những shop nào có chữ “giá sỉ”, “mỹ phẩm sân bay”…. thì tốt nhất né ra cho lành
🔸 Giá cao chưa chắc auth, và giá rẻ chưa chắc fake. Nhưng rẻ quá, rẻ chỉ còn 1/3 giá so với bình thường thì chắc chắn fake.
🔸 Mua hàng thì nên đọc kỹ caption của người bán, full size full box, fullsize unbox, tester… chứ không đọc kỹ rồi nhận hàng về ko đúng thì lại nhảy đông đổng lên, như vậy không ai chiều được
🔸 Câu chuyện giá mình mua bên này nhưng sao ở VN bán giá rẻ hay. Mình ở bên đó chả bao giờ thấy hãng sale quá …% cả là xưa rồi. Giá pick store không bao giờ so sánh được với giá free. Dù sale cũng ko bằng duty free sale. Điển hình là năm vừa rồi, YSL US sale ít nhất 4 đợt 40%, 1 cây YSL fullsize fullbox bán bình thường 800-900k hoàn toàn có thể mua với giá 650k (hàng order) hoặc hơn 700k (hàng sẵn).
Đọc đánh giá 1☆ để xem shop hay bị 1☆ vì lý do gì. Chất lượng hàng hay vận chuyển, và xem thái độ phục vụ thế nào. Vận chuyển chậm đôi khi ko do shop mà do bên vận chuyển. Nhưng cách trả lời và giải thích với khách hàng cho 1☆ mới là quyết định xem có nên mua ở shop đó hay ko. Shop trả treo với khách quá thì thôi, nghỉ, đừng mua.
🔸 Nhiều ☆, nhiều follow cũng chưa chắc là hàng auth. Lý do vì sao thì đơn giản nhiều người ai chỉ thì mua thôi, cũng không biết đc sản phẩm cầm trên tay là fake hay auth.
🔸 Nếu thấy bao bì sản phẩm khác so với bản đã từng xài hoặc kiếm trên mạng thì điều đầu tiên là hỏi shop đã. Nếu shop cò cưa lòng vòng ko giải thích được thì hỏi cộng đồng mạng. Mà có bằng chứng fake rồi thì phải phốt chết cmnl. Chứ đừng im im, im im là mình thiệt. Còn đôi khi, hãng vẫn thay đổi bao bì là chuyện bình thường, thậm chí vài tháng 1 lần, để ko bị fake. Lô sản xuất, nơi sản xuất cũng ảnh hưởng tới packaging.
🔸 Nếu sợ hàng fake thì cứ tông thẳng official shopee mall của các hãng mà mua cho dễ. (Dù giá sẽ cao hơn 1 tẹo). Official mall là gian hàng online do chính hãng nhập khẩu và phân phối tại VN đăng ký, không phải là đại lý đăng ký.
🔸 Luôn phải nằm vùng và quan sát shop trong vòng 1 thời gian. Thật ra là cứ quăng hàng vào giỏ, lâu lâu lượn ra lượn vào shop để xem hàng hóa ra sao, đọc cmt các kiểu thôi. Rồi hãy quyết định mua.
🔸 Cách check hàng mà cộng đồng mạng truyền tai nhau đôi khi cũng không đúng đâu, nên nghe bằng tai và suy nghĩ bằng đầu. Ví dụ cách check bioderma bằng cách lắc bọt, check nước hoa bằng lắc bọt, tem nhãn hãng highend thì phải luôn thẳng thớm và ngay ngắn, thử chì trong son bằng vàng, mùi của sản phẩm này phải abcd xyz… đều là lời dân gian truyền miệng và dĩ nhiên sai bét. Riêng phần mùi là cảm quan mỗi cá nhân, không thể áp đặt được.
🔸 Kiến thức, shop bán hàng auth nhất định biết sản phẩm họ đang bán là gì, công dụng như thế nào, và shop bán hàng fake, dĩ nhiên vẫn là có người biết, người không. Nhưng bằng cách hỏi về sản phẩm cũng là 1 cách để biết rằng người bán đó nắm rõ như thế nào về các sản phẩm của mình.
🔸 Thông tin shop: Cách các shop share thông tin liên hệ như SĐT, địa chỉ, FB… cũng là 1 cách để xem rằng shop có uy tín hay không, tuy nhiên đây cũng chỉ là 1 trong những điều kiện cần chứ chưa phải đủ để kết luận.
🔸 Xem xét thời gian hoạt động của shop đã lâu chưa, có uy tín trong cộng đồng mua bán hay không. Nếu shop chuyên gom order thì phải có hóa đơn rõ ràng thể hiện sản phẩm order. Nếu là sản phẩm gom order sale thì số lượng sản phẩm qua đợt sale sẽ hết hoặc còn ít, nếu sau đợt sale hàng còn dư, giá sẽ cao hơn đợt đang sale.
🔸 Đối với shopee, xem xét số lượng hàng trong kho cũng là 1 cách, ví dụ các sản phẩm đắt tiền, nhưng lại được set kho 1000-2000 sản phẩm thì cũng nên đắn đo 1 xíu.
🔸 Sản phẩm nào dù auth thì vẫn có khả năng kích ứng, chứ không nhất thiết là fake mới bị. Và ngược lại, fake có thể hoàn toàn không có biểu hiện gì trên da.
🔸 Mọi thứ check code, check mã vạch bây giờ gần như chỉ check cho vui. Vì hàng fake cả vỏ, cả sản phẩm rồi, thì dăm ba cái code với mã vạch có gì khó đâu. Ngược lại, đôi khi hàng auth, đem check code lại thấy hết hạn hoặc không ra, vì phần mềm check code đều do dữ liệu người dùng đóng góp, chứ không có bất kỳ hãng nào cung cấp dữ liệu cả, ví dụ code mới, thay đổi code hoặc họ luân phiên lại code cũ sau 1 thời gian thì đều hiển thị kết quả không đúng.
Lưu ý khi mua hàng online Shopee
Xem nhận xét của khách hàng trước
Bạn có thể xem đánh giá về shop thông qua các bình luận, phản hồi từ các khách hàng đã đặt hàng ở shop trên Shopee. Một cách khác, bạn có thể tham gia vào các hội nhóm review làm đẹp trên các trang mạng xã hội.
Đây là hai nguồn thông tin khá chính xác để bạn có thể biết được shop mỹ phẩm mà mình định mua hàng có uy tín, phục vụ nhiệt tình hay không.
So sánh giá cả của sản phẩm
Việc so sánh giá giữa các cửa hàng với nhau hoặc giữa giá bán của một cửa hàng với mức giá trung bình cũng là một điều bạn nên làm khi mua hàng trên Shopee. Điều này sẽ giúp bạn lựa chọn sản phẩm chính hãng phù hợp với túi tiền của mình.
Lưu ý khi mua hàng online Shopee
Xem lượt đánh giá sản phẩm
Trong trường hợp cả lượt phản hồi và điểm đánh giá đều cao, điều này cho thấy shop rất được lòng khách hàng nên họ mới có phản hồi tích cực như vậy. Bạn có thể tin tưởng và lựa chọn những cửa hàng thuộc trường hợp này.
Ngược lại, đối với trường hợp cả lượt phản hồi và điểm đánh giá đều thấp hoặc lượt phản hồi cao mà điểm đánh giá thấp, bạn cần tìm hiểu thêm thông tin nếu thực sự cần phải mua hàng ở nơi này. Còn nếu không quá cần thiết, bạn nên đổi sang cửa hàng khác.
Còn trường hợp shop có lượt đánh giá thấp nhưng điểm đánh giá lại rất khả quan thì bạn cũng có thể cân nhắc thêm. Bằng cách trao đổi cùng shop hoặc tìm hiểu phản hồi từ khách hàng cũ bạn sẽ biết được shop có uy tín hay không.
Đọc thêm: Mỹ phẩm nội địa Trung có hại không? Có nên mua?