Kinh nghiệm điều trị Bệnh Đường Tiết Niệu

Kinh nghiệm điều trị Bệnh Đường Tiết Niệu. Trong Y Học Cổ Truyền Bệnh này có một tên là Lâm Bệnh.Tương ứng với các bệnh lý Nhiễm khuẩn tiết niệu của tây y như viêm cầu thận cấp và mãn tính, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, sỏi thận, Bàng quang tăng hoạt, bàng quan thần kinh.

Kinh nghiệm điều trị Bệnh Đường Tiết Niệu
Kinh nghiệm điều trị Bệnh Đường Tiết Niệu

Trên lâm sàng, y học cổ truyền chủ yếu dựa vào các triệu chứng cụ thể như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu phải rặn, vùng bụng dưới rốn đau quặn, hoặc đau tức vùng thắt lưng hông…

Nguyên nhân gây bệnh:

1, Do vùng hậu môn, cơ quan sinh dục nhiễm khuẩn, khiến cho hệ tiết niệu khí hóa, vận động bất lợi.
2, Do ăn uống không điều độ, thích ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, rượu bia.
3, Do rối loạn cảm xúc, lo lắng cáu giận.
4, Do lao động vất vả, mệt mỏi quá độ.
5, Do các yếu tố khác như bẩm sinh có bất thường trong cấu tạo của hệ thận tiết niệu, người già sức khỏe suy yếu…
6, Do mắc các bệnh lý khác lâu ngày, sức khỏe miễn dịch suy giảm.

Phương pháp điều trị như thế nào?

-Nếu bạn mới bị nhiễm khuẩn tiết niệu cấp, trong thời gian ngắn, biểu hiện bệnh nhẹ có thể dùng phương pháp điều trị dân gian như dùng râu ngô, bông mã đề, xa tiền tử, rau diếp cá, rau má, uống nhiều nước vẫn có hiệu quả nhất định…
– Với kinh nghiệm nhiều năm làm trên lâm sàng, mình chia các vấn đề tiết niệu thành các thể sau:
Thể 1: Có các triệu chứng chính gồm tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu phải rặn, nước tiểu ít cảm giác nóng rát, nước tiểu vàng, có thể kèm theo đau tức vùng bụng dưới rốn….
– Triệu chứng phụ: Cảm giác trong người nóng, khô miệng khát nước, có thể có sốt, đại tiện rắn….
– Đó là chứng thấp nhiệt. Điều trị dùng thanh nhiệt, lợi tiểu hiệu quả rất nhanh chóng.
– Nếu có đái máu thì gia thêm những vị thanh huyết nhiệt, cầm máu. Hiệu quả cũng rất tốt

Thể 2: Thể này có triệu chứng gần giống với như trên.
– Nhưng cơ địa của bệnh nhân lại có thêm: đau đầu, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn. Khát nước nhiều, nhưng uống vào lại càng buồn nôn hơn, có hồi hộp trống ngực, hụt hơi, tức nhiều dưới rốn.
-Thể này thường là do bệnh nhân đã bị bệnh một thời gian dài, do rối loạn cơ năng bàng quang khiến cho bài tiết nước tiểu rối loạn, gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác bên trên cơ thể. Hoặc bạn mới mắc, nhưng do cơ thể của bạn phản ứng quá dữ dội.
– Trong trường hợp này các bác tây y cũng chẳng hiểu tại sao, thường quy kết vào bàng quang tăng hoạt, bàng quang thần kinh… cho dùng thuốc an thần, hoạt huyết dưỡng não các kiểu, nhưng hiệu quả không được như ý.
– Bên mình dùng lợi tiểu giáng khí. Có bạn hiệu quả rất nhanh, nhưng cũng có bạn phải kiên trì vài liệu trình mới ổn, đông y điều trị gốc bệnh mà.

Thể 3: Bệnh nhân thường bị nhiễm khuẩn tiết niệu, đã được điều trị kháng sinh đỡ đau buốt… nhưng không khỏi hoàn toàn, bệnh kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm, xét nghiệm có thể có viêm nhẹ hoặc không có viêm. Biểu hiện tiểu rắt, tiểu không hết bãi, tiểu nhỏ giọt, tức dưới rốn, hồi hộp trống ngực, đau mỏi thắt lưng, buồn nôn, ăn kém, sợ lạnh, tay chân lạnh, nước tiểu trong, người mệt nhiều, lưỡi tối, nhớt. Mạch trầm trì.
Đây là chứng của hư hàn và thủy ẩm.
– Chứng này mà bạn dùng râu ngô bông mã đề, hoặc các thuốc có tính mát lạnh, thì không có hiệu quả đâu ạ. Cần phải dùng thuốc ôn dương hóa ẩm, nếu đúng thuốc đúng bệnh thì hiệu quả cũng rất nhanh.

Thể 4: Đây cũng là một tình trạng thường gặp, triệu chứng chính của bệnh nhân là tiểu nhiều lần, không có tiểu buốt.
– Có thể có nước tiểu trong, đau nặng nhiều vùng thắt lưng, ăn uống kém, tiểu không hết bãi, tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt, són tiểu, nhịn tiểu kém, đái dầm ở người lớn và trẻ em, Phụ nữ sau sinh…
– Có thể kèm theo hoa mắt, hồi hộp trống ngực…
Tình trạng này đi khám tây y đa phần các xét nghiệm đều bình thường, thường được chẩn đoán là bàng quang tăng hoạt, bàng quang thần kinh, hoặc rối loạn thần kinh thực vật, cho dùng các thuốc an thần kinh… nhưng hiệu quả thường không như ý.
– Nguyên nhân chủ yếu là do hư hàn chứng, cần phải cho dùng thuốc ôn ấm tỳ vị, thận… có hiệu quả rất tốt.

Sponsored Links:

'
'