Sử dụng thuốc trị cúm là phương pháp sử dụng để điều trị triệu chứng như sốt, đau đầu, sổ mũi,… Không phải ai cũng nắm rõ cách uống thuốc như thế nào cho nhanh khỏi bệnh và an toàn. Cùng isuckhoe tìm hiểu chi tiết nhé!
Nội dung bài viết:
Cúm là gì?
Cúm là căn bệnh thường gặp về đường hô hấp do virus gây nên. Bệnh lây lan nhanh và thường xuất hiện đột ngột với các triệu chứng như sốt, đau nhức, ho khan, mệt mỏi,… Tùy vào thể trạng của mỗi người, các triệu chứng có thể kéo dài vài ngày cho đến vài tuần.
Thời gian khi virus cúm xâm nhập vào cơ thể cho đến khi phát bệnh là 2 ngày. Ngay khi phát hiện biểu hiện đầu tiên của cúm, người bệnh cần điều trị ngay để tránh biến chứng nguy hiểm. Cho đến nay, cúm là bệnh đã có vắc xin phòng ngừa rất hiệu quả.
Bệnh cúm có thuốc điều trị không?
Cúm là căn bệnh thường gặp và đa số các trường hợp thường điều trị bằng thuốc tại nhà. Việc tự ý dùng thuốc không tuân theo sự chỉ định của bác sĩ có thể khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn và gây nguy hiểm cho người bệnh.
Hiện vẫn chưa có thuốc đặc hiệu điều trị cúm, chỉ có thuốc điều trị triệu chứng giúp người bệnh dễ chịu hơn.
Thuốc sổ mũi có gây buồn ngủ không?
Khi mắc phải bệnh cảm cúm với các biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi,… nhiều người thường ưu tiên lựa chọn những sản phẩm thuốc sổ mũi không gây buồn ngủ để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Thực chất, trên thị trường có nhiều sản phẩm thuốc sổ mũi, tác dụng gây buồn ngủ có hay không cần phụ thuộc vào hoạt chất có trong sản phẩm đó.
Những loại thuốc sổ mũi có gây buồn ngủ đa phần có chứa hoạt chất clorpheniramin là thuốc nhóm kháng histamin H1 thế hệ 1. Hoạt chất này có tác dụng an thần tùy theo hàm lượng có trong sản phẩm sẽ gây buồn ngủ tới ngủ sâu. Do đó, đối với những công việc cần sự tập trung cao độ như lái xe, điều khiển máy móc,… Cần lưu ý khi lựa chọn sản phẩm điều trị bệnh. Bạn nên lựa chọn những sản phẩm thuốc sổ mũi không gây buồn ngủ với bảng thành phần không có chứa hoạt chất kháng histamin để không gây những tác dụng phụ trên.
Các loại thuốc sổ mũi phổ biến
Sổ mũi hay còn gọi là chảy nước mũi, là triệu chứng thường gặp trong các tình trạng dị ứng, nhiễm trùng đường hô hấp như viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng, dị ứng thời tiết, cảm cúm và cảm lạnh, …Sổ mũi là triệu chứng nhẹ và hiếm khi gây nguy hiểm sức khỏe, tuy nhiên sổ mũi liên tục khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc sổ mũi không gây buồn ngủ hoặc gây buồn ngủ để điều trị triệu chứng này. Có 4 nhóm thuốc sổ mũi phổ biến bao gồm:
- Thuốc sổ mũi dạng uống: Khi uống, thuốc sẽ được hấp thu vào máu rồi phân bố khắp cơ thể. Khi các thành phần hoạt chất của thuốc được lưu chuyển lên niêm mạc mũi thì thuốc sẽ phát huy công dụng. Do đó, nhược điểm của thuốc sổ mũi dạng uống là tác dụng lâu, người bệnh cần dùng nhiều thuốc hơn và dễ xuất hiện tác dụng không mong muốn hơn.
- Thuốc sổ mũi dạng xịt: Thuốc này được xịt trực tiếp và mũi đang bị bệnh. Vì vậy, ưu điểm của thuốc sổ mũi dạng xịt là tác dụng nhanh, lượng thuốc cần hấp thụ ít hơn. Tuy nhiên, vẫn có một lượng nhỏ thuốc bị nuốt xuống miệng và vào hệ tuần hoàn.
- Thuốc nhỏ mũi: Thuốc được nhỏ trực tiếp vào mũi bị bệnh nên có nguy cơ tác dụng phụ thấp hơn thuốc sổ mũi đường uống. Tuy nhiên, thuốc dễ dàng bị nuốt xuống miệng nhiều hơn dạng xịt.
- Thuốc rửa mũi: Với trẻ em dưới 5 tuổi, nên sử dụng thuốc rửa mũi như nước muối sinh lý. Loại này an toàn cho mọi đối tượng, có công dụng làm thông thoáng đường mũi và giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi.
DECOLGEN FORTE – Thuốc Trị Cảm Cúm, Không Gây Buồn Ngủ
Tác dụng của thuốc Decolgen Forte với các thành phần: Paracetamol, Chlopheniramine maleate, Phenylephrine HCl.
-
Paracetamol là hoạt chất trong nhóm thuốc hạ sốt chống viêm Non-Steroid. Trên thị trường hiện này Paracetamol thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng cảm cúm như nhức đầu, sốt ở mức độ nhẹ và trung bình, đau cơ mỏi xương khớp.
-
Chlorpheniramine maleate thuộc nhóm chất kháng thụ thể histamin H1, giảm tiết dịch nhờn ở đường hô hấp trên.
-
Phenylephrine HCl: co mạch máu ở mũi và đường hô hấp trên, làm giảm nghẹt mũi.
Chỉ định của thuốc Decolgen Forte trong các trường hợp
-
Hỗ trợ điều trị triệu chứng cho các bệnh nhân đang bị cảm cúm như đau đầu, sốt, ngạt mũi,…
-
Hỗ trợ điều trị cho người gặp tình trạng viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch.
-
Hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân mắc viêm xoang.
-
Chỉ định cho bệnh nhân có vấn đề ở đường hô hấp trên.
Liều dùng thuốc Decolgen Forte
-
Liều dùng điều trị cho người lớn: mỗi lần dùng 500-1000 mg Paracetamol, tương đương với 1-2 viên, mỗi ngày dùng từ 3 cho đến 4 lần.
-
Liều dùng điều trị cho trẻ em từ 2-6 tuổi: mỗi lần dùng 250 mg Paracetamol, tương đương với ½ viên, mỗi ngày dùng từ 3 cho đến 4 lần.
-
Liều dùng điều trị cho trẻ em từ 7-12 tuổi: mỗi lần dùng 500 mg Paracetamol, tương đương với 1 viên, mỗi ngày dùng từ 3 cho đến 4 lần.
-
Tuân theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.
Cách dùng thuốc Decolgen Forte hiệu quả
-
Nên uống Decolgen Forte sau khi ăn. Khi uống, tránh bẻ vụn hoặc nhai nát, uống cả viên sản phẩm với 1 cốc nước đun sôi để nguội. Sau 4-6 giờ có thể uống tiếp liều tiếp theo.
-
Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ, không tự ý điều chỉnh liều dùng thuốc để đạt được mong muốn của bản thân.
Chống chỉ định
-
Không điều trị bằng thuốc này cho bệnh nhân dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
-
Không sử dụng thuốc này cho bệnh nhân hen cấp tính.
-
Chống chỉ định với đối tượng suy giảm chức năng gan thận.
-
Thuốc này không dùng cho người bệnh tang huyết áp.
Tác dụng phụ
- Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
- Kích ứng dạ dày.
- Vàng da, vàng mắt.
- Nước tiểu đậm màu hơn so với trước khi dùng thuốc.
- Tác động lên hệ thần kinh: hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi.
- Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu bệnh nhân thấy xuất hiện các tác dụng phụ đã nêu trên hoặc bất kì triệu chứng bất thường nào thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để nhận được sự tư vấn của bác sĩ điều trị, dược sĩ tư vấn và nhân viên y tế.