Ngâm chân có tác dụng gì? Có nên ngâm chân trước khi đi ngủ

Đây là bài viết 230 / 312 trong series Lời khuyên sức khỏe

Đôi bàn chân là nơi phải chịu áp lực của toàn cơ thể. Tuy nhiên phần lớn chúng ta đều bỏ quên việc chăm sóc bộ phận này. Hãy thử ngâm chân nước nóng sau một ngày làm việc mệt mỏi, bạn vừa giải tỏa stress mà còn giúp chữa trị một số bệnh mãn tính. Cùng isuckhoe tìm hiểu ngay nhé!

Ngâm chân có tác dụng gì? Có nên ngâm chân trước khi đi ngủ
Ngâm chân có tác dụng gì? Có nên ngâm chân trước khi đi ngủ

Ngâm chân bằng nước nóng có tốt không?

Ngâm chân bằng nước nóng là một phương pháp chăm sóc sức khỏe tốt, làm giãn mạch máu ở vùng bàn chân. Ngoài ra, ngâm chân bằng nước nóng còn thúc đẩy lưu thông máu, góp phần làm giảm căng thẳng, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.

Ngâm chân bằng nước nóng có tốt không?
Ngâm chân bằng nước nóng có tốt không?

Ngâm chân có tác dụng gì? Có nên ngâm chân trước khi đi ngủ

Tăng cường thể chất

Ngâm chân nước nóng kết hợp với bấm huyệt bàn chân sẽ mang lại sự thư giãn.

Ngoài ra, ngâm chân giúp đường máu vận chuyển trong cơ thể được khai thông, điều chỉnh huyết áp, loại bỏ hàn khí và chất độc. Đây có thể được coi là phương pháp điều trị hiệu quả một số chứng bệnh phổ biến như huyết áp bất thường, thay đổi hormone, đau nhức cơ thể, các vấn đề về hệ tiêu hóa và suy nhược chức năng khớp xương.

Cải thiện trí não và tinh thần

Ngâm chân nước nóng sẽ giúp bạn thư giãn sâu, giảm stress và hồi phục sự cân bằng giữa suy nghĩ và cảm xúc. Bên cạnh đó, phương pháp cổ truyền này còn mang lại cảm giác hài lòng, thỏa mãn, tăng cường sự tập trung trí não và năng lượng mỗi khi bạn mệt mỏi.

Giảm chứng mất ngủ

Ngâm chân nước nóng đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn. Bạn hãy kết hợp thêm xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân để tạo những tác động tích cực đến hệ thần kinh, kích thích tuần hoàn máu, điều hòa khí huyết và cân bằng cơ thể.

Ngâm chân nước nóng Giảm chứng mất ngủ
Ngâm chân nước nóng Giảm chứng mất ngủ

Đọc thêm:

Chữa trị các bệnh mãn tính

Thường xuyên ngâm chân bằng nước nóng sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh mãn tính như tiểu đường, đau cơ xơ hóa… Ngoài ra, phương pháp trị liệu này còn giúp cải thiện hiệu quả hóa trị liệu cho bệnh nhân ung thư.

Khử mùi hôi chân

Không chỉ mang lại cho bạn cảm giác thư giãn, ngâm chân bằng nước nóng còn giúp bạn giải quyết mùi hôi chân. Bạn có thể kết hợp với một số loại thảo dược, tinh dầu khác để có đôi chân sạch sẽ, thơm tho hơn.

Lưu ý quan trọng khi ngâm chân nước nóng

Dù ngâm chân nước nóng là một phương pháp đơn giản và hiệu quả, bạn cũng cần chú ý đến các yếu tố dưới đây để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tối ưu:

Lưu ý khi ngâm chân
  • Không ngâm chân khi đang quá no hoặc quá đói: Việc ngâm chân ngay sau khi ăn có thể làm giảm lượng máu cung cấp cho dạ dày, ảnh hưởng tiêu hóa. Ngược lại, khi đói, cơ thể dễ bị hạ đường huyết, gây chóng mặt hoặc mệt mỏi.

  • Kiểm soát nhiệt độ nước phù hợp: Nhiệt độ nước lý tưởng là khoảng 38-43°C. Nước quá nóng có thể gây bỏng, hỏng da hoặc làm tổn thương mạch máu. Bạn nên kiểm tra nhiệt độ nước bằng khuỷu tay trước khi ngâm.

  • Thời gian ngâm chân hợp lý: Chỉ nên ngâm chân từ 10–15 phút. Ngâm quá lâu không chỉ làm da chân bị khô mà còn có thể gây giãn mạch máu quá mức, ảnh hưởng tuần hoàn.

  • Không ngâm chân khi có vết thương hở: Nếu bàn chân đang bị vết thương, chàm hoặc nứt nẻ nghiêm trọng, việc ngâm chân có thể gây nhiễm trùng, dẫn đến tình trạng tổn thương lâu lành hơn.

  • Không ngâm chân cho những người có bệnh lý đặc biệt: Người bị bệnh tiểu đường, viêm tĩnh mạch, hoặc huyết áp thấp cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ngâm chân, vì phương pháp này có thể gây biến chứng không mong muốn.

  • Tránh ngâm chân ngay trước và sau khi tắm: Việc ngâm chân ngay trước hoặc sau khi tắm có thể làm cơ thể bị mất nhiệt hoặc tụt huyết áp, đặc biệt đối với người cao tuổi hoặc sức khỏe yếu.

  • Phối hợp với chăm sóc da chân sau khi ngâm: Sau khi ngâm chân, bạn nên lau khô cẩn thận, đặc biệt là các kẽ ngón chân để tránh nguy cơ nhiễm nấm. Thoa kem dưỡng ẩm để bảo vệ da khỏi tình trạng khô hoặc nứt nẻ.

  • Tăng hiệu quả ngâm chân bằng thảo dược tự nhiên: Nếu muốn tăng cường tác dụng, bạn có thể bổ sung các nguyên liệu như gừng, muối biển, sả hoặc tinh dầu vào nước ngâm. Tuy nhiên, không lạm dụng quá nhiều, chỉ cần vừa đủ để tránh kích ứng da.

  • Thời gian ngâm chân trong ngày: Ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ là thời điểm lý tưởng nhất để cơ thể thư giãn và hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn.

Hướng dẫn các bước ngâm chân đúng cách

Để phát huy những tác dụng của liệu pháp ngâm chân nước nóng, bạn nên thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

  • Bước 1: Tìm một chiếc chậu đủ lớn để đặt hai bàn chân vào một cách thoải mái rồi đổ nước ấm vào đầy chậu.
  • Bước 2: Cho vào thau các nguyên liệu khác để giúp thư giãn bàn chân như muối, tinh dầu… rồi khuấy đều để chúng hòa tan hoàn toàn.
  • Bước 3: Dùng khuỷu tay để kiểm tra nhiệt độ nước trước khi ngâm. Nếu nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, bạn có thể điều chỉnh bằng cách đổ thêm nước vào thau.
  • Bước 4: Lót một chiếc khăn xuống sàn nhà và đặt thau nước lên trên để tránh nước tràn ra ngoài.
  • Bước 5: Đặt hai bàn chân vào thau nước ấm và ngồi thoải mái từ 5–15 phút. Tránh ngâm lâu hơn vì có thể làm khô da chân.
  • Bước 6: Nhấc chân ra và lau khô bằng khăn bông mềm. Sau đó thoa kem dưỡng ẩm bàn chân để tránh khô, nứt da.

Câu hỏi thường gặp

Ngâm chân bằng nước nóng có tốt không?

Sponsored Links:

'
'