Tìm hiểu về Gout: nguyên nhân, nguy cơ mắc bệnh, kinh nghiệm phòng và chữa Gout

Bệnh Gút (Gout) là một bệnh lý được biết đến lâu đời nhất của loài người. Nó đã được con người phát hiện ra cách đây hơn 2000 năm. Bênh Gút thường do các cơn tái phát của viêm khớp cấp tính, biểu hiện thông thường nhất là sưng tấy, đỏ ngón chân cái (50% trường hợp). Theo thống kê, bệnh gút chiếm tỷ lệ khá cao % dân số mắc bệnh ở các nước phát triển và đứng thứ tư trong số 15 bệnh khớp thường gặp tại nước ta.

Được liệt vào danh sách một trong những căn bệnh nan y, nhiều người mắc “căn bệnh của những người nhà giàu” này thường phải sống chung với nó trong một thời gian dài, thậm chí là cả đời. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra Gout? Thứ nào làm tăng nguy cơ mắc Gout? Gout có chữa được không?

Gout

1, Nguyên nhân gây ra bệnh Gout

Bệnh gout là một trong những chứng bệnh phổ biến và thường gặp nhất hiện nay. Gout làm cho người bệnh thấy khó chịu và rất đau đớn nhất là ở các khớp ngón chân. Bệnh thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi, đặc biệt là những người thường xuyên sử dụng rượu bia.

Có nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh gout tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu vẫn là do hàm lượng đạm trong cơ thể cao khiến cho việc chuyển hóa của cơ thể kém gây ra gout. Các tinh thể Urat sẽ lắng đọng ở các khớp tạo thành các dị vật gây đau đớn cho người bệnh. Đôi khi tinh thể quá lớn sẽ ăn xuống tận các tổ chức xương và thần kinh ở dưới càng làm cho bệnh kéo dài và nguy hiểm hơn. Do nguyên nhân là do hàm lượng đạm trong cơ thể tăng cao nên nhiều người gọi đùa đây là “căn bệnh dành cho nhà giàu”.

2, Biểu hiện của người mắc bệnh Gout

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh gout như các cơn đau thường sẽ xuất hiện ở vùng gan bàn tay hoặc gan bàn chân. Cảm giác đau nhức luôn thường trực và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người bệnh.

Những cơn đau gout cấp dữ dội thường xuất hiện đột ngột vào nửa đêm, ban ngày thì người bệnh cảm thấy đỡ đau hơn, kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, sốt nhẹ, chỗ đau bị viêm với các biểu hiện như sưng, nóng, đỏ. Vị trí mắc bệnh thường ở khớp chi dưới, đặc biệt là khớp ngón chân cái, khớp cổ chân,…Ngón chân cái chính là vị trí đầu tiên Gout tấn công, sau đó nó có thể lan rộng sang đầu gối, mắt cá chân, tay,…

3, Những tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout

Có khá nhiều nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout. Đa phần trong đó liên quan đến rượu bia và hàm lượng đạm người bệnh đã hấp thụ. Có thể kể đến như:

  • Uống nhiều nước đóng chai đặc biệt là nước ngọt có gas có hàm lượng đường cao.
  • Uống rượu bia nhiều khiến cho việc chuyển hóa các chất đạm diễn ra chậm hơn gây nên bệnh gout. Bia rượu chứa hoạt chất đặc biệt có thể khiến bạn bị một cơn Gout cấp ngay sau đó.
  • Người mắc chứng bệnh béo phì cũng rất dễ bị mắc bệnh gout. Cân nặng quá mức cũng sẽ dẫn đến căn bệnh này.
  • Thịt đỏ: Chứa hàm lượng protein rất cao, cao hơn thịt trắng rất nhiều lần. Hàm lượng Protein tăng cao sẽ làm tăng lắng đọng các tinh thể urat vào các tổ chức xương.
  • Hải sản: Hàm lượng protein và sắt cao. Các loại hải sản bạn nên hạn chế nếu bạn đã bị mắc Gout đó là cá hồi, cá trích, cá mòi,… (thường thì đây là những thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy vậy bạn nên hạn chế ăn chúng nếu bạn đang bị mắc Gout)

4, Phòng và chữa trị bệnh Gout

Ngoài chế độ dinh dưỡng, bạn cũng nên chú ý hơn tới việc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe, tập luyện thể dục thể thao để các khớp được linh hoạt, tránh sự tích tụ muối urate.

  • Hạn chế tối đa hoặc ngừng uống rượu bia trong thời gian bị bệnh.
  • Chế độ sinh hoạt: Cần vận động thường xuyên, vừa sức. Không luyện tập quá nhiều và quá sức vì sẽ càng làm cơn đau ở các khớp chân tay trở nên trầm trọng.
  • Hạn chế căng thẳng, bực tức. Giữ tinh thần luôn thoải mái và không nên thức khuya.
  • Buổi tối trước khi đi ngủ nên ngâm chân tay với nước ấm từ 20 – 30 phút. Phương pháp này giúp làm mềm và thư giãn các khớp, có thể hạn chế được các cơn đau cấp tính do bệnh gây ra, từ đó làm hạn chế biến dạng khớp.

 

Sponsored Links:

Trả lời

'
'