Thực đơn cho bệnh vảy nến giúp bệnh thuyên giảm

Bên cạnh chế độ sinh hoạt cho bệnh vảy nến thì thực đơn cho người bị vảy nến rất quan trọng vì nó đóng vai trò quyết định tình trạng mức độ bệnh nhẹ đi hay nặng thêm. Chính vì thế, bạn nên trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ về chế độ ăn của bản thân hoặc người thân mắc bệnh vảy nến. Chẳng hạn như: thực phẩm tốt cho bệnh vảy nến, món ăn trị bệnh vảy nến, bệnh vảy nên kiêng ăn gì hay bệnh vảy nến có ăn được thịt gà không…chẳng hạn như vậy.

Thực đơn cho bệnh vảy nến  giúp bệnh thuyên giảm
Thực đơn cho bệnh vảy nến giúp bệnh thuyên giảm

Bài viết dưới đây Isuckhoe xin chia sẻ đến các bạn thực đơn cho bệnh vảy nến, giúp bệnh thuyên giảm, giúp các bạn sớm  khỏi bệnh và lấy lại được sự tự tin.

Thực đơn cho bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là bệnh da thường gặp trên thế giới cũng như tại Việt Nam, người bệnh thường phải sống khổ sở với nó. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm, tuân thủ điều trị, hạn chế các yếu tố nguy cơ, thực hiện CHẾ ĐỘ SINH HOẠT và ăn uống điều độ… có thể giúp KIỂM SOÁT BỆNH và ngăn ngừa được các biến chứng nặng nề.

Được ghi nhận từ thời Thượng cổ, với tỉ lệ người mắc chiếm khoảng 1 – 3% dân số thế giới, bệnh vẩy nến (Psoriasis) là một bệnh da liễu phổ biến có ảnh hưởng đến chu kỳ sống của các tế bào da. Đây là bệnh tự miễn, tức là cơ thể tự sinh ra tế bào để chống lại tế bào miễn dịch khác của chính cơ thể mình. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân kích thích bệnh phát triển cũng rất đa dạng như: yếu tố tâm lý, nhiễm trùng (đặc biệt nhiễm trùng tai, mũi, họng), chấn thương (thượng bì), rối loạn hệ miễn dịch, stress, bia rượu, thuốc lá, môi trường…

Hiện tại, có nhiều phương pháp điều trị vẩy nến, từ dùng tia tử ngoại, tia laser mềm cho đến ngâm tẩm bằng dược thảo. Hình thức thường được áp dụng vẫn là các loại thuốc có chứa corticosteroid, dù vẫn tồn tại hai 2 trở ngại cơ bản: một là bệnh không dứt hẳn sau khi ngưng thuốc, hai là thuốc có nhiều phản ứng phụ. Các thầy thuốc hiện nay có khuynh hướng trở về với liệu pháp dinh dưỡng nhằm vận dụng hoạt chất dễ dung nạp trong thực phẩm để thay thế các chất dễ gây hại trong dược phẩm.

Người bệnh vẩy nến nên sử dụng các loại thực phẩm sau:

– Cá biển có nhiều Omega-3 như: cá hồi, cá thu, cá sa ba… Nếu dùng 150g Omega-3 mỗi ngày trong thời gian dài sẽ có tác dụng ức chế các chất sinh viêm trong bệnh vẩy nến như leucotriene 3 và 5.
– Rau quả có nhiều beta-caroten như: bơ, cà rốt, xoài, bí đỏ… để bảo vệ cấu trúc của da.
– Mè đen chứa dầu béo có cấu trúc tương tự Omega-3, cung cấp sinh tố E cần thiết cho lớp sợi collagen dưới da.
– Bông cải xanh (broccoli) bổ sung axit folic là tác chất sinh học giữ vai trò quan trọng trong tiến trình tổng hợp kháng thể. Chất này rất dễ thiếu đối với người bị bệnh vảy nến.
– Nghêu, sò cung cấp kẽm, khoáng tố cần thiết không chỉ cho da mà cho sức đề kháng. Người bị vẩy nến không nên có định kiến phải tránh hải sản vì sợ các món ăn này gây thêm ngứa ngáy. Quan điểm đó chỉ đúng nếu người bệnh đã dị ứng với hải sản trước đó

–  Cà rốt, bông cải xanh chứa nhiều beta-carotenaxit folic rất tốt cho người bệnh vẩy nến

Bệnh vảy nên kiêng ăn gì?

– Thịt chó, chất cay nóng chứa nhiều arachidon, là chất xúc tác cho phản ứng viêm, tấy không chỉ ngoài da mà trong khớp, trên thần kinh ngoại biên…
– Rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích là đòn bẩy cho phản ứng thoái biến các loại chất đạm có tác dụng sinh dị ứng. Tiến trình giải độc rượu, bia của gan bị trì trệ rất nhiều ở người có cơ địa vẩy nến. Cùng một lượng rượu nhưng độ cồn trong máu của người bệnh vẩy nến sau đó lại cao hơn nhiều so với người không bị bệnh.

Tóm lại:

Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ, bệnh nhân vẩy nến nên áp dụng phương pháp dùng các loại thực phẩm có lợi cho cơ thể trong tiến trình điều trị để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình. Và hãy cố gắng thoải mái tư tưởng thì bệnh mới nhanh khỏi được.

Sponsored Links:

'
'