Thời tiết thay đổi khiến nhiều người ốm, trong đó bệnh phổ biến là bị . Vậy, Viêm phổi là gì? Xét nghiệm viêm phổi như thế nào? hay Nguyên nhân bị viêm phổi, nếu nắm được những kiến thức cơ bản đó sẽ giúp cho mọi người phóng tránh và phối hợp cùng bác sĩ điều trị bệnh viêm phổi tốt hơn.
Nội dung bài viết:
Đầu tiên, Viêm phổi là gì?
Viêm phổi là một bệnh cảnh lâm sàng do tình trạng thương tổn tổ chức phổi (phế nang, tổ chức liên kết kẻ và tiểu phế quản tận cùng) như phổi bị viêm, mà chủ yếu ảnh hưởng đến các túi khí nhỏ được gọi là phế nang. Viêm phổi thường gây ra bởi hiện tượng nhiễm trùng do nhiều tác nhân như virus, vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật khác như ký sinh trùng thì ít phổ biến hơn. Ngoài ra viêm phổi cũng do nguyên nhân từ hóa chất độc hại. Và điều này được định nghĩa rõ trong wikipedia trong link sau: https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%C3%AAm_ph%E1%BB%95i
Xét nghiệm viêm phổi
Về triệu chứng của viêm phổi thì thường là những cơn rét run khoảng 30 phút, sốt cao từ 39 – 40 độ C, mặt đỏ, mạch nhanh, sau vài tiếng bệnh nhân cảm thấy khó thở, toát mồ hôi, môi tím tái. Ở trẻ em sẽ có hiện tượng co giật, ở người già hoặc người nghiện rượu có lú lẫn. Người bệnh lúc đầu ho khan, sau ho có đờm có thể có màu gỉ sắt. Cũng có hiện tượng đau ngực bên tổn thương, có khi bệnh nhân nôn mửa và chướng bụng.
Tuy nhiên, các triệu chứng thường gặp kia có thể rõ ràng nhưng cũng rất có thể đó là dấu hiệu triệu chứng của những bệnh khác. Chính vì thế, phương pháp chắc chắn nhất và biết được cả mức độ viêm phổi như thế nào thì bạn và người thân nên thử những cách sau:
Chụp Xquang:
Viêm phổi sẽ thấy mờ 1 bên hoặc cả hai bên đáy phổi. Nếu Xquang phổi thấy nám phổi thì có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi hoặc lao phổi, cần điều trị kịp thời.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm công thức máu toàn phần có thể xác định nhiễm trùng. Số lượng tế bào bạch cầu tăng khi có nhiễm vi khuẩn. Đôi khi các bác sĩ lấy máu từ ven để nuôi cấy. Nó có thể giúp xác định loại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng..
Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm kháng nguyên nước tiểu có thể giúp chẩn đoán viêm phổi gây ra do phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) và vi khuẩn Legionella pneumophila.
Nuôi cấy đờm
Đờm của bạn được lấy từ cơn ho sâu có thể giúp xác định vi khuẩn gây bệnh.
Chụp CT
Chụp CT (cắt lớp vi tính) cung cấp hình ảnh chi tiết hơn về phổi trong những trường hợp nặng. Chụp CT cũng có thể có lợi trong trường hợp việc điều trị viêm phổi không có hiệu quả.
Nội soi phế quản
Nội soi phế quản phổi có thể được chỉ định trong trường hợp bị viêm phổi nặng hoặc tình trạng bệnh không cải thiện sau khi điều trị với kháng sinh. Trong thủ thuật này, một ống mỏng, mềm có gắn camera được sử dụng để xem trực tiếp khí quản và phế quản. Bác sĩ thu thập dịch hoặc mẫu mô nhỏ và xác định nguyên nhân gây viêm phổi.
Nguyên nhân viêm phổi
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chính vì thế, bạn nên biết được những nguyên nhân nào thường gây ra bệnh viêm phổi, từ đó có phương án phòng tránh nhé.
Nguyên nhân:
Khi cơ thể gặp một số vấn đề như suy dinh dưỡng và các bệnh hệ thống, có thể khả năng bảo vệ thấp hơn và cho phép sinh vật gây hại vượt qua phòng thủ của cơ thể và vào phổi.
Khi các vi khuẩn xâm nhập, tế bào bạch cầu – một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch bắt đầu tấn công. Vi khuẩn, các tế bào bạch cầu và các protein của hệ miễn dịch gây ra viêm túi phế nang và chứa đầy dịch, dẫn đến khó thở đặc trưng cho nhiều loại viêm phổi.
Kết luận: Sức khỏe con người là thứ quý giá nhất, chính vì thế, hãy luôn trang bị cho mình kiến thức y khoa cơ bản để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu nhé. Theo dõi thường xuyên Isuckhoe để có thêm thông tin bổ ích nhé!