Nhiệt miệng là gì? Làm sao để chữa nhiệt miệng ?

Nhiệt miệng là gì? Làm sao để chữa nhiệt miệng ? Nhiệt miệng là bệnh thường gặp, hầu như trong đời ai cũng mắc phải tối thiểu một lần. Có nghiên cứu khoa học cho thấy đến khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên. Bệnh có nhiều thể khác nhau nhưng triệu chứng bắt đầu thường là sự xuất hiện một mụn nước nhỏ rất dễ vỡ, để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng, hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2-10 mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi, rất đau lúc nói hoặc khi ăn uống.

Nhiệt miệng là gì? Làm sao để chữa nhiệt miệng ?
Nhiệt miệng là gì? Làm sao để chữa nhiệt miệng ?

Nhiệt miệng là gì ?

Nơi xuất hiện các vết lở thông thường là mặt trong má, ở môi – lợi, ở đầu lưỡi… Bệnh thường không gây sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận và tự khỏi. Biểu hiện tại chỗ thường là các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ/đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống. Đặc biệt, khi không được chăm sóc đúng cách, vết lở có thể chuyển sang viêm cấp, thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống cực kỳ “vất vả”.

Nhiều người cho rằng nhiệt miệng là do nóng trong người hay do ăn phải những đồ “nóng” như các loại quả mít, xoài… Còn quan điểm của y học hiện đại thì chứng lở miệng (tổn thương ở niêm mạc miệng) có rất nhiều nguyên nhân như gây nên, có thể do răng sâu, viêm quanh răng, viêm quanh chóp răng, viêm tủy răng…; do những sang chấn từ bên ngoài; do nhiễm vi khuẩn, virut, do sự phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó (ví dụ thành phần hóa học có trong kem đánh răng không phù hợp…), hay chế độ ăn thiếu axit folic ở phụ nữ mang thai. Hiện nay người ta còn nhận thấy những người bị stress nặng và liên tục thì mức độ lở miệng cũng xảy ra nhiều hơn.

Nhiệt miệng có để lại sẹo không ?

Nhiệt miệng là bệnh lành tính. Vết lở tự lành, không để lại sẹo. Vì đặc điểm lành tính này nên thông thường ít ai nghĩ đến chuyện “phòng bệnh”. Lúc nào mắc phải thì cố gắng… chịu đựng hoặc ra một tiệm thuốc tây nào đấy mua các loại thuốc bôi vào. Tuy nhiên, việc chịu đựng từ lúc miệng bắt đầu lở và đau đến lúc vết lở lành lại là cả một quá trình… không dễ vượt qua.

Cách trị nhiệt miệng, lở miệng?

Phần lớn các vết loét nhiệt rất nhỏ, sẽ tự biến mất sau 1 hoặc 2 tuần và không để lại sẹo. Nhưng ngay cả khi chúng có nhỏ, thì 7 đến 14 ngày đau nhức khó chịu trong miệng là điều không ai mong muốn.

Bạn có thể áp dụng một vài cách sau để làm vết loét mau lành: Dùng các loại thuốc giảm đau có chứa các chất axit và glycerin bôi ngày 2 lần sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Chúng có tác dụng giảm đau và rút ngắn thời gian điều trị; súc miệng ít nhất 4 lần/ngày với nước muối pha loãng; Chỉ nên ngậm trong miệng khoảng một phút và nhớ là đừng nuốt. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến cách ăn uống trong lúc bị viêm loét miệng như: Tránh ăn các loại thực phẩm có chứa axit có vị chát hay tẩm nhiều gia vị (ví dụ như chanh, ớt, hạt tiêu cà chua, bưởi… sẽ làm xót vết thương gây đau đớn hơn). Tuy nhiên các phương pháp này chỉ điều trị triệu chứng, không điều trị tận gốc nguyên nhân nên bệnh dễ tái phát.

Theo đông y, nhiệt miệng xuất phát từ nguyên nhân nội nhiệt tích tụ tạo thành độc tố phát ra ngoài. Bởi vậy phương pháp trị nhiệt miệng theo đông y là thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, tiêu viêm. tác dụng này có trong các thảo dược thường dùng hằng ngày như diếp cá, hòe hoa, râu ngô, rau má…

Các nguyên liệu này được bào chế thành sản phẩm trà thải độc DETOXY với 100% thảo dược thiên nhiên cho tác dụng giảm nhanh triệu chứng nhiệt miệng, viêm lợi, chảy maud chân răng cực kỳ hiệu quả.

Kết luận

Khi bị nhiệt miệng bạn nên đến các bệnh viện khám và xin í kiến của bác sĩ. Từ đió bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và hướng điều trị nhanh chóng cho bạn. Và hàng ngày nên thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý để xúc miệng và đánh răng đều đặn nhé. 

Sponsored Links:

'
'