Mâm cúng giao thừa gồm những gì? Nghi lễ cúng giao thừa ngoài trời để cúng tiễn vi thần cựu vương Hành khiển (vị thần chịu trách nhiệm coi sóc dân và cai quản hạ giới) của năm cũ đi và đón thần mới về. Cùng isuckhoe tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết:
Mâm múng giao thừa gồm những gì?
1. Mâm cúng giao thừa ngoài Trời
Lễ vật có trong mâm cúng giao thừa ngoài trời tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế hay những sản vật sẵn có của địa phương. Tuy nhiên, trong mâm cúng không thể thiếu trầu cau, hoa quả, chén nước hoặc rượu.
Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời gồm có lễ chay và lễ mặn. Cụ thể:
Mâm ngũ quả (tượng trưng cho ngũ phúc “Phúc – Lộc – Thọ – Khang – Ninh”)
- Xôi
- Bánh chưng
- Gà trống luộc ngậm hoa có màu hồng hoặc đỏ (có nơi dùng thủ lợn)
- Hoa tươi
- Trầu cau
- Rượu, nước
- 1 đĩa gạo
- 1 đĩa muối
- 5 ngọn nến
- Hương (3 nén hoặc 5 nén)
- Quần áo, mũ nón thần linh
Đọc thêm: Bài cúng tất niên trước tết Âm Lịch – cúng xin về quê ăn tết
2. Mâm cúng giao thừa trong nhà
Nghi thức cúng giao thừa trong nhà là lễ cúng Tổ tiên, lễ cúng Thổ Công, vị thần cai quản trong nhà.
Mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà tương tự như mâm cúng ngoài trời chỉ khác là sẽ không có quần áo, mũ nón thần linh.
Cỗ mặn:
- Bánh chưng
- Giò
- Chả
- Xôi gấc (xôi các loại)
- Thịt gà
- Rượu (bia, thức uống khác)
Cỗ ngọt:
- Bánh kẹo
- Mứt Tết
- Hoa
- Đèn (nến)
- Hương
3. Một Số Lưu Ý Khi Cúng Giao Thừa
- Thực hiện nghi lễ cúng giao thừa ngoài trời trước rồi mới đến cúng giao thừa trong nhà.
- Giờ cúng đẹp nhất là 0h, ngày 1/1 âm lịch của năm.
- Mâm cúng cần phải được chuẩn bị đầy đủ và bê ra trước giờ giao thừa.
- Mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời nên đặt ở hướng Bắc (cúng Thượng Đế) hoặc hướng Đông (cúng Thiên Tử là vua) tùy theo từng gia đình.
- Chuẩn bị bài cúng giao thừa kỹ lưỡng.
- Trang phục của người thực hiện nghi thức cúng giao thừa cần phải gọn gàng, tươm tất.
- Giọng đọc văn khấn giao thừa to, rõ ràng, mạch lạc
- Khi cúng cần thành tâm, không vừa cúng vừa nói chuyện riêng.
(*) Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm