Tăng huyết áp (THA) là yếu tố nguy cơ chủ yếu của bệnh mạch vành và tai biến mạch máu não. Đây là các biến chứng hay gặp và có tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề như mất ý thức, liệt nửa người… làm mất khả năng lao động, thậm chí cần được chăm sóc và phục vụ lâu dài.
Một chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa cao huyết áp (DASH) được phát triển bởi Viện Quốc gia Hoa Kỳ để giúp hạ huyết áp mà không cần dùng thuốc. Kể từ đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn DASH làm giảm nguy cơ của nhiều bệnh, trong đó có một số bệnh như ung thư, đột quỵ, bệnh tim, suy tim, sỏi thận và bệnh tiểu đường. Nó đã được chứng minh là một phương pháp hiệu quả để giảm cân và sống khỏe mạnh hơn.
Nội dung bài viết:
Hướng dẫn và giải thích chế độ ăn cho người bệnh tăng huyết áp
Chế độ ăn DASH được dựa trên nghiên cứu:
1. Phương pháp tiếp cận chế độ ăn uống để ngăn chặn huyết áp, đã được chứng minh tác dụng làm giảm huyết áp, giảm cholesterol và cải thiện độ nhạy cảm insulin.
2. Kiểm soát huyết áp với chế độ ăn kiêng DASH giúp cải thiện huyết áp nhiều hơn phương pháp truyền thống là chỉ giảm muối trong chế độ ăn.
3. Đó là một chế độ ăn nhiều trái cây, rau, ít chất béo hoặc không có chất béo, sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt ít tinh chế so với một chế độ ăn thông thường.
4. Đó là chế độ ăn rất giàu kali, magiê, canxi và chất xơ.
Chế độ ăn DASH cho người cao huyết áp là gì?
Chế độ ăn DASH là một chế độ ăn uống nhiều trái cây, rau, ít chất béo hoặc không có chất béo. Nó cũng bao gồm ngũ cốc, đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, cá, gia cầm, các loại hạt và đậu. Nó chứa nhiều chất xơ và mức chất béo từ thấp đến trung bình. Đó là một kế hoạch hướng dẫn chế độ ăn của Mỹ để kiểm soát lượng natri. Ngoài hạ huyết áp, kế hoạch ăn uống DASH còn làm giảm cholesterol là cách dễ dàng giúp giảm cân. Đó là một chế độ ăn uống lành mạnh, được thiết kế đủ linh hoạt để đáp ứng sở thích lối sống và thực phẩm của hầu hết mọi người.
Thực đơn ăn kiêng cho người cao huyết áp
Liều dùng hàng ngày (cho bữa ăn 2000 kcal)
1. Ngũ cốc:
Nguyên hạt và các chế phẩm(chứa chất bột đường và chất xơ) nên ăn 7 – 8 đơn vị. Dưới đây là ví dụ 1 đơn vị:
1 lát bánh mỳ
1 oz (30g) ngũ cốc khô
½ chén cơm, pasta, hoặc ngũ cốc
2. Rau xanh
(chứa nhiều kali, magiê và chất xơ) nên ăn 4 – 5 đơn vị. Dưới đây là ví dụ 1 đơn vị:
1 chén lá rau xanh
½ chén rau đã cắt hoặc rau đã nấu chín
½ ly nước ép rau xanh
3. Trái cây
(chứa nhiều kali, magiê, chất xơ) nên ăn 4 – 5 đơn vị. Dưới đây là ví dụ 1 đơn vị:
1 trái cây trung bình
¼ ly trái cây khô
½ ly trái cây tươi, trái cây đông lạnh hoặc đóng hộp
½ ly nước trái cây
4. Sữa
Ít béo hoặc không béo và các chế phẩm(chứa nhiều canxi, protein, kali và magiê) nên ăn 2 – 3 đơn vị. Dưới đây là ví dụ 1 đơn vị:
1 ly sữa hoặc sữa chua
1 ½ ly phô mai
5.Thịt:
Thịt nạc, thịt lợn và cá(chứa protein và magiê) nên ăn <2 đơn vị. Dưới đây là ví dụ 1 đơn vị:
1 oz (30g) thịt nạc đã nấu chín, thịt lợn hoặc cá
1 quả trứng
6. Các loại hạt và đậu
(chứa magiê, kali, protein, chất xơ)
nên ăn 4 – 5 đơn vị/ tuần. Dưới đây là ví dụ 1 đơn vị:
1/3 cốc hay 1 ½ oz (45g) hạt
2 thìa cà phê bơ đậu phộng
2 thìa cà phê hoặc ½ oz (15g) hạt
½ cốc đậu nấu chín (đậu khô và đậu hà lan)
7. Chất béo và dầu.
Nên ăn 2 – 3 đơn vị. Dưới đây là ví dụ 1 đơn vị:
1 muỗng cà phê bơ thực vật mềm 1 muỗng cà phê dầu thực vật 1 muỗng canh sốt mayonnaise 2 muỗng canh dầu trộn salad
8. Chất ngọt và đường.
Hạn chế ăn 5 hoặc ít hơn/tuần
1 muỗng canh đường 1 muỗng canh mứt hoặc thạch ½tách kem
1 chén nước chanh
Nguồn: Drug Diet& Disease